Thin Content là gì? Cách “xử lý” nội dung mỏng chuẩn nhất 9:04 sáng 14/10/2023 376 lượt xem Thin Content thường mang đến rất nhiều bất lợi cho website của bạn như giảm thứ hạng của từ khóa, ít thu hút người dùng hơn. Google sẽ không đánh giá quá cao và đẩy các bài đăng đã index vượt xa so với thông tin tìm kiếm của người dùng. Vậy làm thế nào để giải quyết và khắc phục tình trạng nội dung mỏng? Nếu bạn đang quan tâm cách cải thiện website ngày càng được người dùng truy cập hơn và được công cụ tìm kiếm đánh giá cao thì hãy tham khảo bài viết sau của Minh Dương Media nhé! Mục lục bài viết Thin Content là gì?Tác hại của Thin Content đến thứ hạng website?Các loại Thin Content phổ biến hiện nayXác định Thin Content như nào? Cách khắc phục lỗi Thin Content hiệu quảBước 1: Kiểm tra toàn bộ websiteBước 2: Đánh giá các bài viết và từ khóa chínhBước 3: Khắc phục Thin Content là gì? Thin Content có nghĩa là nội dung mỏng, ám chỉ những bài viết kém chất lượng do mắc nhiều lỗi đối với một bài viết chuẩn SEO. Những lỗi được coi là “thin content” không liên quan đến độ dài của bài viết mà vi phạm quy tắc chuẩn seo như không có từ khóa chính, trùng lặp nội dung và lan man, không hữu ích với người đọc. Nếu không cải thiện cho bài viết nội dung mỏng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến website của bạn. Với một bài viết không đạt chất lượng sẽ khó được Google xếp hạng và tăng lượng người truy cập web trong tương lai. Tác hại của Thin Content đến thứ hạng website? Những tác hại mà Thin content ảnh hưởng nhiều đến quá trình xếp hạng trang web của bạn như: – Giảm chất lượng trang web: Google hay những công cụ tìm kiếm khác đang ngày càng tập trung vào việc đưa ra kết quả tìm kiếm chất lượng cao cho người dùng. Thin content không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, dẫn đến giảm đáng kể về sự đánh giá của trang web trên các kết quả tìm kiếm. – Mất điểm về SEO thứ hạng: Thông thường, những công cụ tìm kiếm sẽ xem xét nội dung của mỗi trang để xác định xem nó có liên quan, cung cấp sự hữu ích đối với các truy vấn tìm kiếm cụ thể hay không. Thin content thường không đảm bảo yêu cầu chuẩn SEO, dẫn đến việc giảm thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm. – Không thu hút được liên kết (Backlinks): Nếu trang web không cung cấp thông tin giá trị, khá nhiều người sẽ không muốn truy cập các liên kết đó. Backlink là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm nên thin content có thể gây khó khăn trong việc xây dựng liên kết. – Tăng tỷ lệ thoát trang: Khi người dùng truy cập vào một trang web không tìm thấy thông tin họ cần nên sẽ rời trang đi nhanh chóng. Dẫn đến tình trạng thoát trang có thể tăng lên và khiến Google đánh giá khoảng thời gian truy cập web không được lâu, đánh giá web không hữu ích đối với người dùng, hạn chế và ẩn thông tin xuống. – Hạn chế lượng truy cập tự nhiên quay lại: Nếu nội dung trên trang web không cung cấp giá trị thực sự, người dùng không có động lực để trở lại. Điều này ảnh hưởng đến độ tin cậy và tương tác của trang web với độc giả. – Không cung cấp giá trị cho người dùng: Mục tiêu của các công cụ tìm kiếm là đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp, hữu ích cho người dùng. Thin content không cung cấp giá trị tốt cho người đọc, tạo sự thất vọng và mất niềm tin của người dùng. >> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ cùng khóa học Quảng cáo Facebook Ads với các tối ưu chiến dịch “có một không hai” trên thị trường Các loại Thin Content phổ biến hiện nay Những loại Thin Content phổ biến hiện nay thường hay xuất hiện trên Google mà bạn có thể thấy: – Sao chép nội dung: Đây là những nội dung được viết từ bài viết gốc và sao chép sang một trang web khác. Một trong những lỗi Thin Content phổ biến nên Google sẽ rất khó xác định được đâu mới là nội dung thực sự hữu ích để cung cấp và đưa ra kết quả tìm kiếm dành cho người dùng. Khi mà nội dung của web bên bạn không độc đáo, không hữu ích sẽ thường bị người dùng từ chối truy cập, do đó Google cũng không đánh giá cao đối với nội dung sao chép. – Những trang chuyên đạo nhái nội dung: Đây là tình trạng vi phạm bản quyền phổ biến tại các website vẫn thường thấy. Những web này họ sẽ chỉ xào nấu lại nội dung đã có sẵn và sửa lại rất ít để không bị coi là ăn cắp nội dung. Nhưng bản chất nội dung của bài viết này vẫn không cung cấp được thông tin hữu ích với người đọc hoặc đưa cho họ lời khuyên đáng giá nên cũng không được đánh giá quá cao bởi Google. – Web tiếp thị spam liên kết: Một trong những tình trạng về nội dung mỏng có thể nhận biết đó chính là các web lạm dụng spam link quảng cáo, tiếp thị dịch vụ mà không tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích dành cho người đọc truy cập trang. Google hay các công cụ tìm kiếm sẽ không đánh giá quá cao đối với việc lạm dụng liên kết mà không đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng. – Lạm dụng trang ngõ: Việc sử dụng trang ngõ – tức những trang tạo ra để xếp hạng cùng với những trang web có cùng từ khóa chính trong bài viết. Thông thường phương thức này sẽ khiến người dùng cảm thấy hoang mang khi không tìm được thông tin cần thiết được cung cấp qua việc gõ từ khóa trên công cụ tìm kiếm. Truy vấn kết quả sau cùng sẽ toàn những website được lặp lại nội dung. >> Có thể bạn đang quan tâm về Cách làm và các kênh làm truyền thông Marketing cực hiệu quả Xác định Thin Content như nào? Để xác định về nội dung mỏng của bài viết hay trên website bạn hãy nắm bắt thật kỹ những yếu tố sau: + Khả năng cung cấp giá trị về mặt nội dung có hữu ích đối với người đọc hay không, một bài viết tốt không chỉ có từ khóa mà phải giúp người đọc nhận được kết quả mà học đang tìm kiếm, tối ưu bài viết chuẩn SEO. + Trước khi bài viết được đăng, bạn hãy kiểm tra kỹ về ngôn từ, ngữ pháp và cách viết. Nếu nội dung trang có chất lượng không tốt, kiến thức cung cấp chưa đủ chuyên sâu hay không được biên tập kỹ càng sẽ dễ dẫn đến thin content. + Quá trình cập nhật và đổi mới bài viết cho trang luôn cần thiết và tạo những tin tức, danh mục, blog để người dùng tin tưởng – tham khảo và truy cập web thường xuyên trên trình duyệt. Nếu website hạn chế người truy cập do web không được cải tiến, cập nhật nên sẽ giảm thứ hạng tìm kiếm bởi Google dù nội dung đã được xuất bản đã lâu. + Cách tốt nhất để không tạo ra Thin Content đó chính là nội dung của bài viết phải có sự độc đáo, duy nhất đến từ tác giả của website. Nội dung càng thể hiện cá tính riêng sẽ đảm bảo không bị trùng lặp, sao chép sẽ được Google đánh giá tốt khi người dùng truy cập cảm thấy nội dung thật sự có ích và giúp họ hiểu những điều mà tác giả chia sẻ. Cách khắc phục lỗi Thin Content hiệu quả Minh Dương Media xin mách bạn 3 bước giải quyết khắc phục lỗi thin content cực kỳ hiệu quả như sau. Bước 1: Kiểm tra toàn bộ website Điều đầu tiên bạn nên kiểm tra tổng thể toàn bộ web của mình thông qua các công cụ SEO, kiểm tra toàn bộ chỉ số để kiểm kê lại web. Nếu công cụ phân tích web của bạn có dấu hiệu báo lỗi thì bạn hãy khắc phục từng lỗi cụ thể đó. + Kiểm tra lưu lượng truy cập + Rà soát lại các liên kết (backlink) + Xem lại toàn bộ liên kết ngoài và liên kết nội bộ + So sánh dữ liệu web của mình với web của đối thủ Bước 2: Đánh giá các bài viết và từ khóa chính Sau khi kiểm tra hết toàn bộ website với dữ liệu được cung cấp tại các công cụ phân tích SEO thì bạn hãy đánh giá lại các bài viết và từ khóa chính của bài. Nếu nội dung bài viết có sự trùng lặp, ngôn từ khó hiểu hãy viết lại và chỉnh sửa để bài viết trở nên độc đáo, hoàn thiện hơn. Đối với bài viết đã từng có thì hãy hợp nhất hoặc thay thế bằng những nội dung khác để khắc phục các lỗi lặp nội dung. Bước 3: Khắc phục Cuối cùng hãy thực hiện khắc phục các hậu quả của Thin Content và cải thiện web của bạn có thể được Google xếp hạng tốt hơn: + Sáng tạo các nội dung chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc làm tăng trải nghiệm của họ khi truy cập trang. + Nội dung có tầm hiểu biết, mạch lạc đảm bảo chủ đề cập nhật chi tiết, đầy đủ và khách quan. + Giảm thiểu thin content bằng việc xóa bỏ bài viết hay nâng cấp chỉnh sửa hoàn thiện nội dung cho bài đăng. + Cung cấp thêm file phương tiện hình ảnh, video để web của bạn trở nên phong phú hơn và tăng giá trị bổ sung cho người dùng. + Tối ưu các từ khóa và xuất hiện ở một tần suất vừa phải, không quá nhiều và cũng không quá ít. Bạn có thể tận dụng các từ khóa thay thế để làm bài viết trở nên dễ đọc hơn. + Tận dụng các bài viết đã có tạo thành các chủ đề liên quan để giúp người đọc có thể mở rộng vốn thông tin trên cùng một web. + Xây dựng một kế hoạch nội dung chi tiết để đảm bảo rằng mỗi trang trên web được tối ưu hóa và cung cấp giá trị cho người đọc. + Xây dựng liên kết các trang có liên quan với nhau bằng cách sử dụng các liên kết nội bộ hợp lý để tạo ra một cấu trúc trang web hợp lý. + Tận dụng các công cụ theo dõi, phân tích để đánh giá hiệu quả của nội dung và xác định các trang cần cải thiện. Như vậy, Thin Content hay nội dung mỏng phải được cải thiện tốt giúp website có thể tăng thứ hạng và dễ tăng lượng truy cập tự nhiên hơn. Nếu website của bạn đang gặp các vấn đề khó khăn về việc cải tạo nội dung mỏng hãy liên hệ với Minh Dương Media qua số máy: 0948 206 246 để được khắc phục những bài viết kém chất lượng, giúp website được Google đánh giá tốt hơn. Đánh giá bài post này Tweet Bài viết trước đó Keyword Cannibalization là gì? Phát hiện và làm gì khi từ khóa bị “ăn thịt”? Bài viết sau đó Tổng Hợp 18 Kỹ Thuật Seo Hình Ảnh Từ Dễ Đến Khó Không Nên Bỏ Qua Bài viết liên quan Textlink báo là gì? Hướng dẫn sử dụng Textlink báo an toàn và hiệu quả Tìm hiểu sự khác nhau giữa quảng cáo và PR chi tiết từ A-Z Tìm hiểu về Yoast SEO – Hướng dẫn thiết lập Yoast SEO chi tiết Cách chỉnh sửa video bằng điện thoại Tìm hiểu Ahref là gì và 10+ Tính năng Quan trọng giúp ích cho SEOer Chi phí cho một dự án SEO – Hướng dẫn lập ngân sách một dự án SEO chi tiết nhất