Keyword Cannibalization là gì? Phát hiện và làm gì khi từ khóa bị “ăn thịt”?

Tình trạng xung đột từ khóa website đang trở thành một hiện tượng phổ biến và gây nên ảnh hưởng lớn đến quá trình SEO. Keyword cannibalization đã gây ra mâu thuẫn cho cùng một web và khiến Google bối rối khi xếp hạng trang trên công cụ hiển thị. Làm thế nào để khắc phục tình trạng từ khóa “ăn thịt” lẫn nhau để giúp website tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất? Xin mời bạn đọc hãy cùng khám phá những mẹo mách nước sau của Minh Dương Media nhé!

Keyword cannibalization là gì? 

Keyword Cannibalization được hiểu là xung đột từ khóa trong cùng một website. Điều này có thể hiểu rằng cùng một từ khóa nhưng xuất hiện ở nhiều bài viết (tạo thành nhiều trang) hay nhiều bài viết cùng ám chỉ một nội dung có chứa chung một từ khóa xuất hiện trên Google được viết cùng một website. 

Hình thức này được thể hiện dựa trên việc nhiều bài viết được tạo ra để đẩy top trên Google. Thay vì tập trung tạo thành một bài viết chuyên sâu, đầy đủ thông tin quan trọng thì lại được chia nhỏ thành nhiều bài viết khác nhau.

xung đột từ khóa

Ví dụ: web A viết về từ khóa “bàn học thông minh” sẽ có 2 bài viết cùng chung từ khóa này với hai tiêu đề. 

+ Top bàn học thông minh được sử dụng nhiều nhất hiện nay

+ Làm thế nào để lựa chọn bàn học thông minh tốt nhất cho con? 

Các chuyên gia về SEO đã chỉ ra rằng Google có thể gặp khó khăn khi đánh giá trang web nếu tình trạng trên xảy ra. Điều này có thể hiểu rằng Google sẽ rất khó để xếp hạng bài viết hay trang web nào ở vị trí cao trong kết quả hiển thị trả về. 

Khi từ khóa ăn thịt xảy ra sẽ khiến các trang đều không đạt thứ hạng cao mà sẽ còn bị Google đánh giá thấp khi đưa ra kết quả tìm kiếm. Nếu website nào đang có từ khóa ăn thịt quá nhiều sẽ bị đẩy rất xa khi người dùng truy tìm kết quả tìm kiếm.

>> Có thể bạn quan tâm đến Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất

Vì sao cần quan tâm “Keyword Cannibalization”?

Keyword cannibalization là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Đây là tình trạng mà nhiều trang web của cùng một website hoặc cùng một trang web cạnh tranh với nhau để xếp hạng cho cùng một keyword hay một cụm từ khóa trên kết quả hiển thị của Google. Những lý do mà vấn đề này cần được quan tâm để cải thiện:

Sự cạnh tranh nội bộ: Khi nhiều trang trên cùng một trang web cạnh tranh với nhau, nó làm giảm khả năng mỗi trang đạt vị trí cao trên kết quả tìm kiếm. Kết quả là, không có trang nào đạt được vị trí tốt nhất, dẫn đến mất điều hướng traffic.

Hiệu suất kém: Khi từ khóa ăn thịt làm mất điều hướng traffic sẽ làm giảm hiệu suất của trang web. Các trang không còn tập trung vào các từ khoá khác nhau, điều này dẫn đến sự phân tán tài nguyên SEO.

Làm nhiễu cho các công cụ tìm kiếm: Khi nhiều trang cạnh tranh với nhau với cùng một từ khoá, các công cụ tìm kiếm có thể gặp khó khăn trong việc xác định trang nào là tốt nhất để hiển thị cho người dùng.

Tăng khả năng thoát trang ở người dùng: Khi tình trạng từ khóa ăn thịt quá nhiều, nội dung không còn hữu ích sẽ khiến người dùng thoát trang và không tốt cho quá trình SEO web. 

Giảm giá trị nội dung: Nếu nội dung trên các trang tương tự có nhiều keyword ăn thịt nó có thể giảm đi giá trị chung của trang web trong mắt các công cụ tìm kiếm.

giảm thứ hạng web

6 tác hại của Keyword Cannibalization đối với SEO

Những tác hại mà từ khóa ăn thịt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình SEO chính là:

Giảm uy tín website của bạn

Hiện tượng từ khóa ăn thịt sẽ chia nhỏ CTR (tỷ lệ nhấp chuột) cho nhiều trang có mức độ liên quan đến nhau. Do đó website của bạn cũng sẽ giảm uy tín và tự tạo ra xung đột cạnh tranh nội bộ trang để chia lượt xem trang với xếp hạng SERP. 

Ảnh hưởng đến Anchor Text Internal Link

Ngoài việc hạ thấp uy tín của website thì các backlink từ nguồn tổng hợp sẽ bị phân tách giữa hai hoặc nhiều trang. Đồng thời, các Internal Link với Anchor Text sẽ điều hướng khách truy cập đến các trang khác nhau thay vì tập trung vào trang có sức mạnh về chủ đề nhất định. 

Tăng khả năng website bị Google đánh giá sai

Từ khóa đóng vai trò giúp Google có thể nhận diện và cung cấp nội dung thông tin mà bạn muốn truyền tải ở website. Nhưng khi tạo bài viết có từ khóa giống nhau khiến Google không thể nhận diện nội dung nào là phù hợp. Do đó, Google có thể hiểu sai và xếp hạng cao hơn cho các trang phụ thay vì trang chính cần tăng thứ hạng xếp top. 

Bị Google đánh giá sai

Gây tốn kém

Tạo các trang cho cùng một từ khóa có thể gây tốn kém khi mà Google thu thập thông tin và lập chỉ mục cho những trang không cần thiết. Mặc dù, điều này không gây ra ảnh hưởng lớn đến các blog, website nhỏ nhưng sẽ gây tốn kém “ngân sách” cho những trang liên quan đến doanh nghiệp lớn. Một phần những trang web này là của các nhà cung cấp đa dạng các loại sản phẩm hay trang thương mại điện tử thì sẽ tạo tốn kém không hề nhỏ.

Dễ gây cho Google hiểu website của bạn kém chất lượng 

Từ khóa ăn thịt không chỉ khiến cho nội dung trở nên nhàm chán mà vô tình chung sẽ khiến bài viết trở nên thiếu tập trung về chủ đề, nó có thể bị coi là thin content. Đồng thời sẽ tạo dấu hiệu để Google mặc định rằng nội dung bạn chia sẻ không có chất lượng và phù hợp với keyword chính. Do đó, website của bạn sẽ bị Google hạ thấp thứ hạng khi người dùng tìm kiếm kết quả. 

Ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Trong các số trang thì chúng ta sẽ thường chọn ra trang chính để tập trung tạo thành tỷ lệ chuyển đổi tốt. Tuy nhiên, sự xuất hiện của từ khóa ăn thịt khiến bạn mất đi khách hàng tiềm năng thay vì dẫn họ đến trang chính có thẩm quyền thì lại bị đưa đến những trang ít liên quan hơn và được Google xếp hạng tốt hơn. Điều này sẽ không tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt trong khâu tập trung giúp khách hàng đi đến quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. 

Cách để phát hiện tình trạng Keyword Cannibalization là gì? 

Bạn có thể phát hiện tình trạng từ khóa ăn thịt thông qua công cụ SEO cực kỳ hữu ích như:

Sử dụng Ahrefs

Khi dùng Ahrefs bạn phải thực hiện các bước thủ công như: Nhập link web vào Site Explorer > Chuyển đến report Organic Keywords > Xuất từ khóa sang CSV > Mở CSV trong Excel rồi sắp xếp từ khóa từ A – Z > Lọc file thủ công và đánh dấu các keyword trùng nhau. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bước phát hiện qua cách tạo bản sao của trang tính rồi thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Xuất Organic Keywords từ Site Explorer của Ahrefs > Dùng bộ lọc tính năng SERP và loại trừ All Feature > Tải CSV xuống.

+ Bước 2: Nhập data trang tính Keyword Cannibalization Finder Tool > Copy & chuyển sang Ahrefs KW Export > Nhấn A1 > Import & tải CSV lên > Chọn “Replace data at selected call” > Còn lại để theo mặc định và chọn “Nhập dữ liệu”.

+ Bước 3: Xem “Results” 

Khi kết quả trả về sẽ hiển thị tại trang tính sẽ gồm các cụm từ khóa nhiều hơn một trang trong SERP. Đây chính là dấu hiệu của tình trạng từ khóa ăn thịt cần phải theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Trong sheet trên sẽ có keyword cột 1, cột 2 và volume khối lượng tìm kiếm cột 3 với URL bài viết ở cột 4. 

Sử dụng Ahrefs

Hãy thêm vào một cột URL mong muốn để đưa từ khóa bạn muốn ranking URL, sử dụng hàm IF để đối chiếu nhận diện. Nếu từ khóa không khớp URL mong muốn thì từ khóa đang bị ăn thịt. Như vậy, bạn có thể xác định được thứ tự ưu tiên và xử lý vấn đề cần khắc phục. 

Công cụ Semrush

Ngoài việc sử dụng Ahrefs thì bạn có thể dùng Semrush để xác định từ khóa ăn thịt đang tồn tại trên trang qua như bước sau: 

Bước 1: Truy cập Post Tracking > Chọn Cannibalization 

Serum sẽ tự động thống kê các trang, từ khóa đang bị tình trạng Keyword Cannibalization, công cụ này sẽ giúp bạn theo dõi xếp hạng từ khóa, website trên Google. 

Bước 2: Chọn Keyword Cannibalization mà bạn muốn xem để xếp hạng một từ khóa cụ thể

Xác định vấn đề, thực hiện tối ưu bài viết để nâng cao vị trí xếp hạng trên công cụ tìm kiếm của Google.

>> Có thể bạn quan tâm: Phantom Keyword là gì? Cách tăng traffic bằng Phantom Keyword hiệu quả

“Xử lý” Keyword Cannibalization như nào?

Để xử lý tình trạng từ khóa bị nuốt thì hãy tận dụng những cách thức sau để tạo một trang hoàn chỉnh giúp đẩy mạnh trên top hiển thị như: 

Tối ưu lại website

Điều quan trọng nhất đó là tối ưu lại toàn bộ website rà soát toàn bộ nội dung, loại bỏ các yếu tố nội dung chứa các từ khóa không quan trọng. Bản chất, keyword vẫn chưa phải là yếu tố quan trọng nhất đến thứ hạng của trang hay gây ảnh hưởng đến chất lượng của bài viết. Thực hiện quá trình tối ưu web sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên từ người dùng hơn. 

Tối ưu hóa toàn bộ web

Xây dựng nội dung có giá trị 

Nếu bạn có hai trang web cùng chứa chung một từ khóa và được xếp hạng bởi Google thì bạn có thể xây dựng nội dung có giá trị hơn. Ví dụ khi Ahrefs có hai bài viết cho từ khóa “SEO Website” và chứa các thông tin hữu ích cùng chung chủ đề, đều được xếp hạng bởi Google nó chứa các đường dẫn liên kết giá trị. Ahrefs sẽ không chọn cách xóa một trong hai bài trên mà kết hợp cả hai thành một và tập trung tạo các đường link liên kết nội bộ để tạo nên giá trị cho bài viết chất lượng nhất, thay vì phân bổ tài nguyên và nguồn lực cho bài viết chung chủ đề. 

Loại bỏ các bài ít traffic

Một trong những cách tối ưu nhất đối với trường hợp một trong hai trang được xếp hạng chung từ khóa, nhưng nếu nội dung chưa thật sự chất lượng nhưng một bài có traffic cao và bài ít hơn cái còn lại. Nếu trang có xếp hạng cao không mang lại nhiều giá trị cho độc giả, hãy loại bỏ các bài ít traffic và hợp nhất nội dung để tạo ra một bài viết chất lượng tốt với traffic lớn. 

No-index (bỏ chỉ mục cho trang) 

Bạn có thể tận dụng No-index đối để thực hiện tình trạng từ khóa “ăn thịt” lẫn nhau khi mà muốn xếp hạng một từ khóa trong trang chính không muốn có bài nào trong danh mục cạnh tranh với bài viết này hãy tận dụng bỏ chỉ mục trang. Trang danh mục có thể hữu ích đối với định vị nội dung trên web nhưng không thể sánh bằng trang đích (landing page – tạo chuyển đổi) đến trực tiếp từ SERPS. 

Tận dụng noindex cho trang phụ

Sử dụng Canonical

Tận dụng canonical – đoạn mã HTML có khả năng xác định phiên bản trang đích trong các trang trùng lặp hay trang tương tự với trang đích. Bạn có thể hiểu rõ hơn rằng sử dụng thẻ “canonical” để công cụ tìm kiếm nhận biết trong số các nội dung có URL riêng, xác định một trang là trang chính nên được xác định được quyền index và hiển thị trên kết quả hiển thị của Google. 

Trên đây là thông tin về Keyword Cannibalization (tranh chấp, xung đột từ khóa) mà bạn nên tránh để tình trạng này xảy ra trên website của mình. Việc website diễn ra tình trạng xung đột từ khóa có thể khiến cho web của bạn vô tình bị Google giảm xếp hạng trang. Vậy nên, với những giải pháp trên sẽ giúp bạn có thể cải thiện tốt quá trình SEO web hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn bất kì thắc mắc gì, đừng ngại nhắn tin cho chúng tôi – Minh Dương Media hoặc liên hệ theo số hotline: 0948 206 246 để chúng tôi có cơ hội giúp bạn có những kiến thức bổ ích, hiệu quả nhất nhé! Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài post này