Referring Domains Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Seoer Không Nên Bỏ Lỡ 10:43 sáng 05/10/2023 457 lượt xem Trong kỹ thuật SEO quan trọng không thể bỏ qua được Referring Domains phù hợp cho website được đạt chất lượng đánh giá từ Google. Vậy Referring Domains là gì? Nếu bạn vẫn còn đang là một SEOer mới thì hãy tham khảo những thông tin qua bài viết dưới đây nhé! Mục lục bài viết Referring Domains là gì?Điểm khác biệt giữa Backlink và Referring DomainVậy tỉ lệ bao nhiêu là hợp lý? Vai trò của Referring Domains trong SEO như thế nào?Cách xây dựng Referring Domains chất lượng cho website Referring Domains là gì? Referring domains (Linking Domains) được hiểu là những tên miền có link trỏ về website của bạn. Những domain này sẽ chứa những liên kết ngược hướng lưu lượt truy cập và lượt xem đến website cụ thể tăng cơ hội xếp hạng hơn trên công cụ tìm kiếm Google. Điểm khác biệt giữa Backlink và Referring Domain Backlink (liên kết ngược) là những liên kết được trỏ từ referring domain đến website của bạn được nhúng trong văn bản, hình ảnh và video, các nút hay các phần tử trang các. Những backlink này được đánh giá dựa theo mức độ liên quan, thẩm quyền tên miền, tính đa dạng của web cũng như vị trí liên kết với các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, Referring Domains lại là những web chứa một hoặc nhiều backlink trỏ đến một web khác. Bạn có thể nhận được nhiều backlink từ cùng một tên miền nhưng cũng có nhiều Referring Domains liên kết trở lại web của mình. Ta có thể thấy rằng khoảng 1k Referring Domains và khoảng 196K backlink, trong đó một RD thậm có hàng trăm, hàng ngàn backlink hướng đến trang web của bạn. Với số lượng backlink quá nhiều từ referring domains có thể bị coi là một phương thức SEO tiêu cực (chiến lược xây dựng liên kết mũ đen). Để tránh bị Google phạt hạ thứ hạng bạn nên phân tích hồ sơ backlink thật kỹ cho web. Vậy tỉ lệ bao nhiêu là hợp lý? Tỷ lệ trong referring domains với số lượng các backlink trỏ về trang web được coi là một trong những yếu tố rất quan trọng ở kỹ thuật SEO. Đối với số lượng những backlink trỏ về trang yêu cầu thì mức độ không được vượt quá so với referring domains. Trong trường hợp backlink trỏ về trang quá lớn với số lượng referring domain (một domain quá nhiều backlink) thì chất lượng backlink đang giảm xuống. Theo đánh giá từ Google thì tỷ lệ giữa số lượng backlink so với số lượng referring domains càng thấp càng tốt. Google sẽ đánh giá cao hơn khi có nhiều web nhắc đến web bạn hơn là việc được thuê để nhắc đến web bạn. Như vậy, bạn nên xây dựng hệ thống backlink có tỷ lệ 1:1 càng tốt. Thực tế để đưa ra chính xác về tỷ lệ hợp lý khá khó vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dựa theo nhiều dự án SEO thì tỷ lệ backlink chỉ nên gấp 3 – 4 lần số lượng referring domains. Do đó, bạn nên xây dựng web của mình một cách tự nhiên nhất, hạn chế bơm link hay spam backlink để không bị Google phạt. >>> Mời bạn tham khảo: Dịch vụ SEO tổng thể website lên Top bền vững, uy tín tại Hà Nội. Vai trò của Referring Domains trong SEO như thế nào? Referring Domains đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO như xác định sự uy tín từ trang web nhận link từ tên miền khác. Khi có nhiều tên miền tham chiếu khác nhau trỏ đến cùng một trang web, điều này giúp xác định tính nhất quán và đáng tin cậy của thông tin trên trang web đó. Ngoài ra Referring Domain còn đóng một số vai trò khác như: – Tác động khả năng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm – Đa dạng hóa Backlink Profile để không bị coi là spam backlink – Tăng khả năng uy tín của backlink đối với Referring Domains – Tăng traffic hay tăng lưu lượng truy cập tự nhiên của người dùng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải lúc nào cũng là “càng nhiều càng tốt”. Các backlink cần được xây dựng một cách tự nhiên từ các nguồn có chất lượng. Những backlink từ các tên miền thấp chất lượng hay từ các trang web không liên quan có thể gây hại hơn là có lợi. Cách xây dựng Referring Domains chất lượng cho website Xây dựng Referring Domains chất lượng là một phần quan trọng của chiến lược SEO để cải thiện vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm. Bạn có thể xây dựng Referring Domains chất lượng cho trang web của mình qua những cách sau: – Tạo ra nội dung hữu ích, thú vị và liên quan đến lĩnh vực của bạn. Nội dung tốt thu hút người đọc và tạo cơ hội để nhận được liên kết tự nhiên từ các trang web khác. – Để tăng cơ hội số trang nhận được backlink thì bạn nên có các liên kết nội bộ phù hợp. Liên hệ với các trang web có liên quan đến nội dung của bạn để đề xuất hợp tác trao đổi liên kết hoặc nêu rõ giá trị mà trang web của bạn mang lại cho họ. – Cung cấp, sáng tạo các tài liệu nghiên cứu, bài viết chuyên sâu hoặc bài viết cơ sở dữ liệu với thông tin hữu ích và độc đáo có thể thu hút sự chú ý của các trang web khác dẫn đến việc backlink. – Tham gia và đóng góp vào các diễn đàn và cộng đồng có liên quan đến lĩnh vực của bạn. Đừng quên để đặt liên kết trở lại đến trang web của bạn từ chữ ký hoặc các bài đăng hữu ích. – Bạn có thể hợp tác với các blogger hay những người ảnh hưởng trong cùng lĩnh vực để tạo ra nội dung chia sẻ từ trang web của bạn. – Chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội và nền tảng truyền thông xã hội tạo cơ hội để người dùng khác chia sẻ backlink đến nội dung của bạn. – Xác định nên loại bỏ các liên kết không chất lượng với những tên miền không đáng tin cậy hoặc có dấu hiệu spam. Như vậy trong quá trình SEO, Referring Domains đóng một vai trò khá quan trọng để xây dựng thứ hạng cho website của bạn. Bên cạnh đó, hãy xây dựng những backlink có nội dung tốt để đảm bảo Referring Domains giúp cho web của bạn được Google đánh giá tính tự nhiên cao. Nếu bạn vẫn còn bất kì thắc mắc gì, đừng ngại nhắn tin cho chúng tôi – Minh Dương Media hoặc liên hệ theo số hotline: 0948 206 246 để chúng tôi có cơ hội giúp bạn có những kiến thức bổ ích, hiệu quả nhất nhé. Chúc bạn thành công! Đánh giá bài post này Tweet Bài viết trước đó Truyền thông marketing là gì? Các kênh làm truyền thông marketing hiệu quả Bài viết sau đó Index là gì? Tầm quan trọng của Index đối với Website của bạn Bài viết liên quan Textlink báo là gì? Hướng dẫn sử dụng Textlink báo an toàn và hiệu quả Tìm hiểu sự khác nhau giữa quảng cáo và PR chi tiết từ A-Z Tìm hiểu về Yoast SEO – Hướng dẫn thiết lập Yoast SEO chi tiết Cách chỉnh sửa video bằng điện thoại Tìm hiểu Ahref là gì và 10+ Tính năng Quan trọng giúp ích cho SEOer Chi phí cho một dự án SEO – Hướng dẫn lập ngân sách một dự án SEO chi tiết nhất