Các bước lập chiến lược SEO thiết yếu cho doanh nghiệp

SEO là một phương pháp quan trọng để nâng cao sự hiển thị và độ quan tâm của trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều nền tảng khác. Việc thực hiện một chiến lược SEO hiệu quả sẽ giúp trang web của bạn xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm và thu hút lượng lớn khách truy cập.

Chiến lược SEO là gì?

Chiến lược SEO là quá trình tối ưu hóa nội dung và cấu trúc của một trang web để đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và tăng lượng truy cập tự nhiên từ người dùng. Mục tiêu của chiến lược SEO là tăng hiệu suất trang web, phát triển thương hiệu và thu hút lượng khách hàng tiềm năng. Chiến lược SEO bao gồm các hoạt động như nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa nội dung, xây dựng liên kết và tối ưu hóa công nghệ.

7 bước triển khai chiến lược SEO hiệu quả, bền vững

Lưu ý và áp dụng 7 bước dưới đây để bạn có một chiến lược seo tổng thể cho chính Website hoặc dự án của bạn nhé.

Thấu hiểu ngành hàng, đối tượng khách hàng

Bạn cần phải hiểu rằng người đọc đang cần thông tin gì, muốn đọc cái gì, độ tuổi khách hàng của bạn. Nội dung hữu ích là các thông tin có khả năng giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của khách hàng khi họ sử dụng công cụ tìm kiếm. Thay vì chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm, người làm SEO nên hướng tới việc tối ưu theo hành trình trải nghiệm của người dùng.

Chiến lược seo hiệu quả

Hiểu rõ tình trạng website

Có 5 lĩnh vực bạn cần kiểm tra bao gồm:

  • Audit Content: Nội dung trên website đã được tối ưu chưa?
  • Audit Technical: Google bot có thể quét trang web dễ dàng không? Trang có được index không?
  • Audit Onpage: Các kỹ thuật tối ưu trên trang chính đã đạt chuẩn SEO chưa?
  • Audit Offpage: Các trang web liên kết đến trang của bạn có chất lượng không? Trang web của bạn có bị đối thủ cạnh tranh tạo backlink không đúng cách?
  • Audit Entity: Thông tin về doanh nghiệp, website, sản phẩm hoặc dịch vụ đã được đồng nhất và xác thực chưa?

Khi đó, bạn có thể đảm bảo “khám bệnh” Website kịp thời để đưa các giải pháp phù hợp.

Thiết lập mục tiêu đạt được, KPI

Theo Minh Dương Media, trong mọi chiến lược kinh doanh và marketing, việc xác định mục tiêu và KPI là rất quan trọng, chúng đóng vai trò như kim chỉ nam để bạn đi đúng hướng. Tương tự, trong SEO cũng không ngoại lệ.

Bạn muốn đạt được mục tiêu gì với website của mình?

1, Để cung cấp thông tin sản phẩm cho người dùng.

2, Để thu thập địa chỉ email và áp dụng chiến lược remarketing.

3, Hay là để tăng tỷ lệ chuyển đổi?

4, Mỗi trang web cần phải có mục tiêu cụ thể, đi kèm với CTA (lời kêu gọi hành động) và hướng dẫn người dùng từ trang landing page => blog => nguồn cung cấp thông tin => conversion …

Thiết lập mục tiêu đạt được

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong SEO, nếu bạn tạo ra nội dung chất lượng và thực hiện tối ưu hóa tốt hơn so với top 3 đối thủ cạnh tranh đứng đầu, trang web của bạn có khả năng sẽ đạt vị trí cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

Hãy đánh giá website của đối thủ cạnh tranh dựa trên 4 khía cạnh sau:

  • Content: Đối thủ cạnh tranh sử dụng chiến lược content marketing như thế nào? Họ đã tạo ra những chủ đề/từ khóa gì và sử dụng các kênh nào như blog, Facebook, YouTube, …?
  • Onpage: Các kỹ thuật tối ưu hóa trên trang web của họ đã đạt chuẩn SEO chưa?
  • Offpage: Hồ sơ backlink của đối thủ bao gồm những trang nào? Bạn có thể thu được backlink từ những trang này không? Họ thực hiện chiến dịch PR báo chí, mua backlink hay sử dụng guest post để xây dựng liên kết?
  • Entity: Đối thủ cạnh tranh đã cập nhật và xác thực thông tin của họ trên Internet chưa?

Bạn cũng nên chú ý đến việc đối thủ cạnh tranh có thể tối ưu hóa từ khóa một cách chung chung, mặc dù họ không phải là đối thủ trực tiếp của bạn.

>>> Xem thêm: Khóa học SEO website thực chiến cơ bản + nâng cao tại Hà Nội.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đề xuất, đánh giá các giải pháp

Thông thường, tới bước này, khi đã hiểu được cách đối thủ đạt được thành công và tập trung vào việc liệt kê các phương pháp để đạt được mục tiêu SEO đã đề ra ban đầu.

Sau đó, hãy đánh giá các giải pháp dựa trên các yếu tố sau:

  • Thời gian triển khai giải pháp (xem xét thời gian cần thiết cho việc triển khai kỹ thuật này).
  • Thời gian để thấy được hiệu quả.
  • Nguồn lực cần để triển khai (bao gồm nhân sự, phần mềm SEO, và trình độ chuyên môn/kinh nghiệm SEO của nhân sự).
  • Ngân sách cần thiết cho việc triển khai (xác định ngân sách phù hợp và không vượt quá dự toán chi tiêu).

Lên kế hoạch triển khai chiến lược SEO

Kế hoạch SEO của bạn sẽ bao gồm:

  • Các kỹ thuật SEO
  • Chi tiết các công việc cần thực hiện
  • Thời gian bắt đầu và deadline hoàn thiện
  • Người chịu trách nhiệm thực hiện
  • Ghi chú thêm (nếu có).

>>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết SEO website thương mại điện tử lên Top bền vững.

Thu thập, đánh giá hiệu quả

Đánh giá định kỳ chiến lược SEO dựa trên kết quả thu được sẽ giúp bạn điều chỉnh kịp thời các chiến thuật và chiến lược SEO để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dựa trên các KPI SEO ban đầu, tại bước này, bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics để đánh giá lại kết quả triển khai của mình. Hãy tạo một bảng thống kê trên Excel hoặc Google Sheet để dễ dàng theo dõi lượng traffic đến website từ nguồn Organic Search.

hu thập, đánh giá hiệu quả Seo

Chiến lược SEO hiệu quả không bao gồm những gì?

Chiến lược SEO hiệu quả không bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật, tập trung chỉ vào việc tăng số lượng backlink mà không quan tâm đến chất lượng, hoặc lạm dụng việc sử dụng từ khóa một cách quá mức (keyword stuffing).

Việc phát triển một chiến lược SEO hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực và thị trường, xác định vấn đề và thách thức, đưa ra giải pháp cụ thể và đặt ra các mục tiêu chiến lược cụ thể. Chỉ khi bạn thực hiện các bước này một cách kỹ lưỡng, bạn mới có cơ hội thành công trong việc tối ưu hóa website của mình để thu hút nhiều khách hàng hơn và đạt được sự nổi bật trên các trang kết quả tìm kiếm.

>>> Xem thêm:Phòng marketing thuê ngoài tăng 200% doanh thu từ makerting.

Đánh giá bài post này