External link là gì? Cách sử dụng External link để cải thiện thứ hạng 5:10 chiều 07/10/2024 79 lượt xem External link là cách bạn chứng minh với Google rằng website của bạn đạt chất lượng và uy tín. Đây là một trong những kỹ thuật SEO web phổ biến được các SEOer đánh giá cao trong việc cải thiện nội dung và tương tác của người dùng trên internet. Vậy External link là gì? Các thức hoạt động ra sao? Hãy cùng xem những thông tin được cung cấp phía dưới của Minh Dương Media nhé. Mục lục bài viết External link là gìPhân loại External linkOutbound link (Outlink)Inbound link (External Backlinks)Lợi ích của việc đặt external linkPhân biệt External link, Internal link và BacklinkHướng dẫn sử dụng External linkLưu ý khi Outbound link cho websiteOutbound link xuất phát từ người dùng bình luậnOutbound link từ quảng cáo trả phí Liên kết chất lượng để tránh bị phạt bởi Google Công cụ kiểm tra Outbound link cho toàn websiteCông cụ AhrefCông cụ Screaming FrogLưu ý những loại website tránh đặt external linkWebsite chứa phần mềm độc hạiWebsite không liên quanCác website yêu cầu đăng ký để xem thông tinWebsite nhằm quảng bá website khác Trang web đánh lừa người đọc bằng cách sử dụng tài liệu không được xác thực hoặc không thể kiểm chứng. External link là gì External link hay còn gọi là liên kết ngoài, là link được liên kết trong bài viết khi nhấp vào bạn sẽ được chuyến hướng dẫn đến một trang web khác, có thể cùng web khác trang hoặc không cùng một miền hoặc website. Phân loại External link Như trong khái niệm ở trên đã nói việc sử dụng liên kết link, bạn có thể sẽ được điều hướng đến trang khác trong website của mình hoặc không cùng. Điều này xảy ra hai trường hợp đó là: Outbound link (Outlink) Outbound link là đường link liên kết trong website của bạn sẽ điều hướng người dùng sang một trang web khác khi nhấp chuột trái. Được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như cung cấp thêm tài nguyên, tham chiếu hoặc trích dẫn. Hay liên kết với một trang web uy tín giúp cho bài viết của bạn tin cậy hơn, đồng thời cải thiện SEO khi được sử dụng hợp lý. Inbound link (External Backlinks) Inbound link hay còn được gọi là liên kết ngược, là link liên kết từ một website khác trỏ về website của bạn. Liên kết này không chỉ giúp tối ưu SEO On-page mà còn chứng minh với các công cụ tìm kiếm rằng nội dung của bạn thật sự có giá trị, từ đó tăng tính xác thực với Google. Ngoài ra việc link text được sử dụng ở trang web khác cũng giúp cho trang web của bạn tăng lưu lượng truy cập tự nhiên giúp cải thiện thứ hạng trên SERP. Song song với việc tập trung sản xuất ra những nội dung chất lượng bạn hãy tham gia các các cộng đồng trực tuyến, hay thiết lập mối quan hệ với các blogger hoặc trang web có liên quan để có thế nhờ họ hỗ trợ mình trong việc xây dựng Inbound link, tạo ra một mạng lưới kết nối vững chắc cho thương hiệu của bạn. Lợi ích của việc đặt external link Nếu bạn sử dụng external link một cách thông minh thì nó sẽ mang lại những lợi ích hiệu quả dành cho bạn như sau: Cải thiện thứ hạng của website: Khi nội dung bài viết đã đạt chất lượng cao, cộng thêm việc liên kết với các trang web khác có cùng tiêu chuẩn hoặc có đặc tính tốt hơn để sử dụng Inbound link. Điều này sẽ được Google đánh giá tích cực hơn về website của bạn, từ đó giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm dễ dàng trên SERP. Cung cấp thêm đa dạng thông tin: Việc sử dụng External link giúp cho độc giả dễ dàng đọc thêm thông tin được bổ sung một cách phù hợp, ngoài ra nâng cao trải nghiệm đọc, dễ dàng minh hoạ và hình dung cho nội dung bài viết của bạn. Hoặc chia sẻ thêm thông tin kiến thức có giá trị thiết thực. Tăng lưu lượng truy cập: External link là hình thức liên kết có thể tăng lưu lượng truy cập một cách nhanh nhất. Để phát triển theo cách này lâu dài, bạn cần xây dựng mối quan hệ tốt với các blogger hay diễn đàn báo chí khác để link text được chia sẻ rộng rãi, tạo khả năng truy cập liên tục. Phân biệt External link, Internal link và Backlink Việc kết hợp 3 loại link này giúp cho SEO web có hiệu quả mạnh mẽ hơn nhờ vào những công dụng riêng của nó. Giống nhau Cả 3 link đều sử dụng dưới dạng anchor text trong bài viết theo đường dẫn URL, đây sẽ là điều hướng dẫn đến trang web có nội dung mà SEOer mong muốn. Khi liên kết link cần xem xét kỹ lưỡng chất lượng của bài viết đó, nếu phù hợp với ngữ cảnh cũng như có thể đem lại nhiều giá trị cho người đọc, thì bạn hoàn toàn có thể anchor text. Khách nhau Hướng dẫn sử dụng External link Khi sử dụng Outbound link trong bài viết, cần chú ý vấn đề sau Link liên kết cần đảm bảo có chất lượng uy tín. Nên lựa chọn những trang web có cùng chất lượng hoặc cao hơn Khi không cần thiết hãy đặt thẻ rel = “nofollow” Trong đường dẫn sẽ có 2 tính chất xảy ra để khai báo với Bot trên công cụ tìm kiếm mà các SEOer nào cũng cần biết để điều chỉnh phù hợp với mong muốn của mình. Đó là rel = “nofollow” và rel = “dofollow” rel = “dofollow”: Điều hướng đến trang web khác thuận lợi, được các công cụ tìm kiếm theo dõi và truyền giá trị SEO cho trang đích. <a href=”https://example.com” rel=”dofollow”>Liên kết đến Example</a> rel = “nofollow”: Đường link này là dấu hiệu cho việc liên kết không hiệu quả khi Bot trên công cụ tìm kiếm đã ngăn chặn và không cho phép điều hướng <a href=”https://example.com” rel=”nofollow”>Liên kết đến Example</a> Lưu ý khi Outbound link cho website Outbound link xuất phát từ người dùng bình luận Mọi trang web đều có tính năng bình luận bên dưới mỗi bài viết để dễ dàng tương tác với độc giả. Tuy nhiên việc xuất hiện chèn link của nhiều đối tượng sẽ khiến Google để ý phạt, vì coi đó là một hình thức spam Để có thể giải quyết các tình trạng như thế, bạn có thể tuỳ chỉnh sang rel = “nofollow” để ngăn chặn Outbound link từ quảng cáo trả phí Có thể gây cản trở đến sự chuyển đổi của khách hàng, hay giảm thời lượng ở trên trang và từ đó tăng tỷ lệ thoát. Để giảm thiểu những cản trở này, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng liên kết một cách hợp lý và chỉ đến những nguồn đáng tin cậy và phù hợp với nội dung của bạn. Liên kết chất lượng để tránh bị phạt bởi Google Như đã đề cập, việc sử dụng link liên kết cần đạt chất lượng và uy tín. Tránh liên kết đến các trang web có chứa nội dung không tốt nhất là dạng spam và “link fram”, nếu không Google sẽ cho rằng bạn đang vi phạm và tự động hạ thấp bảng xếp hạng tìm kiếm. Vậy nên đây là những điều tối kỵ khi sử dụng external link Công cụ kiểm tra Outbound link cho toàn website Để có thể kiểm tra Outbound link cho toàn bộ website, bạn có thể kiểm tra trên 2 công cụ uy tín góp phần cải thiện tình trạng SEO web trở nên hiệu quả hơn Công cụ Ahref Đây là một trong những công cụ SEO hàng đầu, giúp bạn phân tích chi tiết tất cả các liên kết ra ngoài trên website của mình. Chỉ cần nhập URL vào ô tìm kiếm, bạn sẽ nhận được báo cáo về các Outbound link, bao gồm thông tin về chất lượng và độ tin cậy của các trang mà bạn liên kết đến. Công cụ Screaming Frog Ngoài Ahref, bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Frog để kiểm tra. Đây là công cụ cho phép bạn kiểm tra toàn bộ website để thu thập dữ liệu liên quan đến các liên kết, bao gồm cả Outbound link. Bạn chỉ cần nhập URL của website và chạy quét, sau khi quét xong, bạn có thể xuất dữ liệu ra file CSV để dễ dàng phân tích hơn. Screaming Frog cũng cung cấp các tính năng khác như kiểm tra các liên kết hỏng, giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Lưu ý những loại website tránh đặt external link Website chứa phần mềm độc hại Những trang web chứa những nội dung độc hại như: cá độ, đánh bi, khiêu dâm, bạo lực sẽ bị coi là vi phạm cộng đồng. Việc liên kết đến những trang này không chỉ làm giảm uy tín của website của bạn mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin tưởng của người dùng. Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm có thể xử phạt hoặc hạ thứ hạng website của bạn trong kết quả tìm kiếm, làm giảm khả năng tiếp cận và lưu lượng truy cập. Website không liên quan Người đọc sẽ cảm thấy khó chịu khi phải mất thời gian nhấp chuột vào đường link không đúng với nhu cầu, và lập tức thoát khỏi trang web. Điều này sẽ khiến website mất đi độ uy tín, đồng thời tăng tỷ lệ thoát cao Các website yêu cầu đăng ký để xem thông tin Thông thường những trang web này sẽ bị Google đánh giá là chất lượng kém, không minh bạch và có ý định luồn lách lừa dối. Kết quả là, chúng có thể bị giảm thứ hạng trong tìm kiếm hoặc bị loại khỏi chỉ mục của Google hoàn toàn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của những trang web đó mà còn có thể gây ra tác động tiêu cực đối với các trang web liên kết đến chúng. Các liên kết từ các nguồn không đáng tin cậy có thể khiến website của bạn bị coi là không uy tín, từ đó làm giảm hiệu suất SEO và gây mất lòng tin từ phía người dùng Website nhằm quảng bá website khác Quảng bá website nhằm kêu gọi gây quỹ hay kiến nghị trực tuyến, Google sẽ không chấp nhận những hình thức như thế bởi những trang web này thường tập trung vào việc kêu gọi tài trợ và có thể không cung cấp nội dung chất lượng hoặc đáng tin cậy. Hay phục vụ mục đích vận động và có thể không có nội dung mang tính thông tin hoặc giáo dục. Các liên kết đến các trang này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của bạn. Trang web đánh lừa người đọc bằng cách sử dụng tài liệu không được xác thực hoặc không thể kiểm chứng. Ngoài việc cung cấp thông tin sai lệch thiếu nguồn gốc. Nếu bạn sử dụng những liên kết này trong bài viết sẽ ảnh hưởng đến giá trị của website của bạn và nguy cơ bị phạt cao từ các công cụ tìm kiếm. Đó là những điều bạn cần biết khi thực hiện External link. Hãy cẩn thận kiểm tra chất lượng của link khi sử dụng, xem chúng có thật sự đảm bảo và nội dung có độ liên quan, phù hợp không. Nếu bạn làm tốt thì website sẽ có khả năng hiển thị trên bảng xếp hạng tìm kiếm hiệu quả. Còn không thì ngược lại, và đồng thời sẽ bị công cụ Google phạt, trong trường hợp nặng hơn có thể trang web của bạn có thể bị “loại bỏ khỏi sân chơi này”. Các bài viết liên quan Digital Marketing là gì? Tổng quan về Digital Marketing từ A-Z Các chỉ số Facebook ads là gì? Thông tin cụ thể về các chỉ số facebook ads 2024 Các loại quảng cáo Facebook giúp doanh nghiệp phát triển 2024 Các hình thức quảng cáo trên Facebook: 12 hình thức hiệu quả nhất hiện nay Đánh giá bài post này Tweet Bài viết trước đó Nhân viên xuất sắc quý III/2024 chính thức lộ diện Bài viết sau đó Internal Link là gì? Top 4 sự khác biệt giữa Internal Link và External Link Bài viết liên quan Internal Link là gì? Top 4 sự khác biệt giữa Internal Link và External Link External link là gì? Những điều bạn cần biết về liên kết ngoài Top 17 công cụ Xem Backlink Website chính xác nhất hiện nay Backlink và những điều cần biết khi sử dụng Backlink cho website Dịch vụ seo backlink chất lượng, lên top Google bền vững