Brief là gì? Tại sao Brief lại quan trọng trong marketing

Brief đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổng quan và thực hiện các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Vậy Brief là gì? Tại sao Brief lại quan trọng trong Marketing? Hãy để Minh Dương Media giải đáp thắc của bạn qua thông tin ở bài viết sau 

Brief là gì?

Brief là thuật ngữ để thể hiện một bản tóm toàn bộ các yêu cầu của khách hàng hay bản tài liệu ngắn gọn do khách cung cấp cho bên Agency. Bản tóm tắt này sẽ thể hiện một cách ngắn gọn nhất mà vẫn đủ các yêu cầu mà Client muốn Agency phải thể hiện được trong chiến dịch Marketing. 

Bản tóm tắt có rất nhiều hình thức để doanh nghiệp thể hiện được các yêu cầu của mình với những thông tin cần thiết nhất mà họ muốn giải quyết. Ngoài ra, bản tóm tắt này có thể truyền cảm hứng sáng tạo cho Agency thực hiện. 

Brief là gì

>> Xem thêm: Client là gì? Client và Agency khác nhau như thế nào?

Tầm quan trọng của brief trong marketing

Brief đóng vai trò là nền tảng vững chắc cho các bước đầu của chiến dịch tiếp thị và thực hiện nó. Các nhóm tham gia vào chiến dịch có thể nắm bắt được toàn bộ thông về các hoạt động đang diễn ra và thực hiện các chiến lược dựa trên yêu cầu chung. Bản tóm tắt này mang đến tầm quan trọng vô cùng lớn: 

+ Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho chiến lược Marketing đồng thời đưa ra cột mốc thời gian chi tiết, cụ thể để theo dõi tiến độ chiến dịch dễ hơn.

+ Bàn giao và phân công trách nhiệm từng công việc cho thành viên và những bên liên quan. 

+ Mô tả các mục đích chính của chiến lược tiếp thị, đưa ra các phép so sánh xác định sự thành công của chiến dịch. 

+ Nắm bắt rõ đối tượng và kết quả mong muốn của chiến dịch được đặt ra trong dự án. 

Các loại brief thường gặp hiện nay 

Bản tóm tắt phổ biến thường gặp nhiều nhất hiện nay được thể hiện qua hai loại chính như sau: 

Creative brief

Đây là bản tóm tắt trong nội bộ doanh nghiệp Agency do bộ phận kế toán viết và gửi cho bộ phận Creative Team để tóm tắt những nội dung cũng như truyền động lực sáng tạo để họ thực hiện yêu cầu của Client. Những bản Creative brief sẽ giúp các bộ phận thực hiện chiến dịch giải quyết những vấn đề khác nhau:

– Đạt kỳ vọng kinh doanh cho thương hiệu và tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. 

– Đối tượng mục tiêu chính cần hướng đến trong chiến dịch và khách hàng tiềm năng hay các phân khúc thị trường dành cho sản phẩm bên Client.

– Thực hiện các phương thức truyền thông tốt nhất qua kêu gọi hành động hay khuyến khích mọi người tìm hiểu thêm thông tin.

– Thông điệp cốt lõi cần truyền tải tới khách hàng có sức ảnh hưởng lớn nhất và tăng sự nhận diện thương hiệu. 

– Lựa chọn các kênh truyền thông có sức ảnh hưởng lớn đến chiến dịch marketing hướng đến đối tượng khách hàng chính. 

tóm tắt sáng tạo

Communication brief

Đây là bản tóm tắt được Client và bộ phận kế toán, kinh doanh trong công ty Agency dùng để trao đổi các thông tin, tạo các chiến dịch quảng bá. Communication Brief sẽ được tạo trên nguyên tắc 5W1H (5 câu hỏi, 1 cách thức). Nguyên tắc này được viết tắt từ What – When – Where – Why – Who – How. Mục đích của bản tóm tắt này được tạo ra để giải đáp những vấn đề chính: 

+ Mục đích chính cần đạt được trong chiến dịch này là gì.

+ Khi nào nên thực hiện (thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc)

+ Thông tin liên quan đến các thương hiệu và vấn đề đang xảy ra hiện nay

+ Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai, họ có những chiến dịch quảng cáo nào?

+ Các tệp khách hàng tiềm năng cần hướng đến và chiến lược Marketing phù hợp là gì?

+ Xây dựng hình ảnh thương hiệu, thông điệp chính mà bên Client muốn thực hiện như thế nào? 

+ Hiệu ứng truyền thông mà doanh nghiệp muốn tạo ra với mức chi phí để chi cho chiến dịch. 

trao đổi thông tin

>> Xem thêm: Khóa học Tiktok Ads với những xu hướng mới nhất năm nay

Các yếu tố cơ bản của một bản brief hoàn hảo

Để tạo ra một bản tóm tắt hoàn hảo, bạn cần nắm rõ các yếu tố cơ bản sau để thực hiện:

Thông tin súc tích, dễ hiểu 

Một bản tóm tắt không nên nhồi nhét quá nhiều thông tin và cũng không được quá sơ sài. Một bản Brief thể hiện tính chuyên nghiệp là thao tác không thể thiếu để tạo ra chiến lược marketing đem lại hiệu quả cao. Bản tóm tắt này thực sự cần lựa chọn tổng hợp những thông tin súc tích, dễ hiểu mà đảm bảo ngắn gọn để thực hiện chiến dịch một cách sáng tạo, sắp xếp logic. 

Mục đích logic, rõ ràng

Mục đích của bản tóm tắt để truyền tải thông điệp mục tiêu của Client với Agency. Do đó, để Agency có thể giúp bên Client đạt được kết quả như mong muốn thì nên trình bày mạch lạc và rõ ràng. 

thể hiện rõ mục đích

Nếu mục tiêu quá chung chung sẽ làm giảm đi tính truyền đạt thông tin của Brief có thể dẫn đến các mâu thuẫn giữa Client và Agency khi không nắm bắt được thông tin chính. Mục tiêu chính cần có các số liệu, thông tin và bối cảnh cụ thể để Agency có thể dựa vào đó mà đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch Marketing. Các quy trình này thực sự phải mang tính logic và trình tự thực hiện mang hiệu quả cao. 

Liệt kê những bên liên quan 

Điều quan trọng không thể thiếu trong bản Brief đó là liệt kê những bên liên quan giữa Agency và Client. 

– Bên Agency: Thể hiện được tất cả những thông tin về các bộ phận tham gia có liên quan. Những người chịu trách nhiệm về nội dung, hình ảnh, truyền thông,… Ngoài ra, bạn còn phải thể hiện rõ ràng những nhân sự chính trong dự án. 

– Bên Client: Nắm bắt rõ ai là người đứng đầu chủ trì dự án của chiến dịch marketing này. Những người nào sẽ đứng ra giải quyết nếu dự án có vấn đề phát sinh xảy ra khi có sự cố. 

bên liên quan

Thông tin sản phẩm rõ ràng 

Quá trình thực hiện một chiến lược đi đến kết quả tốt, bản brief phải tóm tắt những thông tin, sản phẩm hay dịch vụ một cách chi tiết rõ ràng. Dựa trên những thông tin được cung cấp, quá trình trao đổi, tư vấn đưa ra bước hiện thực hóa chiến lược truyền thông mang tính thuyết phục đúng hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu.

Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Đa phần các Client muốn dành nhiều thời gian để nói về sản phẩm, dịch vụ của họ cũng như mục tiêu chính của họ đối với dự án. Nhưng họ thường quên đưa ra những mô tả về đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Phân tích rõ đối thủ cạnh tranh sẽ phát huy khả năng tạo sự khác biệt cho sản phẩm và chiếm lợi thế thị trường. 

Nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh trong brief là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết khi có tác động tích cực trong việc tạo nên bản kế hoạch hoàn chỉnh đưa chiến dịch tiến đến thành công thuận lợi.

brief phân tích, nghiên cứu đối thủ

>> Xem thêm: Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hoàn hảo

Thời gian (deadline) cụ thể, hợp lý

Khi gửi các bản brief đến Agency, các Client cần xác định rõ về thời gian cụ thể của dự án để thực hiện một cách hợp lý. Bên Agency phục vụ nhiều khách hàng cùng lúc nên sẽ rất khó nếu bên Client không đưa ra kế hoạch thực hiện chi tiết đầy đủ. Thông thường các dự án đều trải qua các giai đoạn như thảo luận trong team, trao đổi với các bên, lên ý tưởng và trình bày ý tưởng đến với Client. 

Client nắm quyền yêu cầu bên Agency chỉnh sửa hay làm lại nếu họ chưa cảm thấy hài lòng với bản kế hoạch được gửi. Khi đã thống nhất được ý tưởng cho chiến dịch, bên Agency sẽ dựa vào bản tóm tắt này để bắt đầu tiến hành thực hiện dự án một cách cụ thể và triển khai dưới sự giám sát của bên Client. 

Đầy đủ ngân sách

Bên Client thường rất ngại khi đưa ra ngân sách thực hiện chiến dịch cho bên Agency vì lo sợ họ sẽ chi quá mức cần thiết. Điều này sẽ càng khó khăn trong quá trình hợp tác của hai bên. Do đó, các Client nên đề cập đến các ngân sách đầy đủ để Agency đưa ra những định hướng với ý tưởng phù hợp với mức ngân sách đặt ra. 

Ngoài ra, bên Agency xây dựng niềm tin của khách hàng thông qua xây dựng chiến dịch phù hợp, hiệu quả mà không vượt quá ngân sách cũng như đảm bảo tính hiệu quả của chiến dịch. 

thực hiện ngân sách phù hợp với chiến dịch

Quy trình làm việc với brief

Quy trình làm việc với Brief cũng quan trọng không kém vì nó đóng vai trò là cầu nối giữa Client và Agency khi thực hiện một chiến dịch Marketing cụ thể. 

Bước đầu: Brief – Khách hàng sẽ cung cấp cho bên Agency những thông tin cần thiết để họ có thể nắm bắt rõ và lên kế hoạch thực hiện cho các dự án chiến dịch quảng cáo. Bản tóm tắt chính là bước đầu tiên trong các dự án để khách hàng và agency trao đổi thông tin.  

Bước hai: Planning – Sau khi bên Agency đã nắm rõ toàn bộ yêu cầu của khách hàng, họ sẽ lên kế hoạch tổng quan ban đầu đến chi tiết cụ thể để thực hiện chiến dịch Marketing. Kế hoạch tổng thể sẽ thể hiện những ý tưởng lớn cùng với ngân sách để thực hiện chiến dịch qua các nền tảng. 

Bước ba: Production – Bản kế hoạch sẽ được gửi đến Client và nếu được thông qua, Agency sẽ được triển khai kế hoạch chuẩn bị sản xuất các nội dung, hình ảnh và video để đưa lên các kênh thông tin quảng bá được thống nhất trong Brief. 

Bước bốn: Advertising – Để thực hiện chiến dịch đạt kết quả tốt nhất, Agency sẽ hiện thực hóa các kế hoạch quảng cáo để tiếp cận các tệp khách hàng tiềm năng và tối ưu. 

Bước cuối: Report & Payment – Sau khi hoàn thành các chiến dịch, Client và Agency cùng nhau ngồi lại để rút kinh nghiệm và thực hiện tốt cho chiến dịch lần sau. Sau cùng họ sẽ thông báo kết quả chiến dịch và thanh toán cho các bên. 

Như vậy, Brief đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định chiến lược Marketing đang thực hiện giữa Client và Agency. Với những thông tin từ bài viết này sẽ giúp bạn có thể tạo nên một bản Brief chuyên nghiệp hơn mang đến thành công cho chiến dịch của mình. 

Đánh giá bài post này