Digital Marketing là gì? Tổng quan về Digital Marketing từ A-Z 9:11 sáng 04/10/2024 90 lượt xem Thời đại công nghệ lên ngôi, con người dần thích nghi và quen thuộc với việc sử dụng điện thoại, máy tính hay máy tính bảng,.. Để giải trí cũng như học tập. Nhận ra những cơ hội tiềm ẩn đó, các doanh nghiệp dần lựa chọn Digital Markering là công cụ quảng cáo phổ biến nhất hiện nay. Vậy Digital Markting là gì ? Sau đây Minh Dương Media sẽ chia sẻ tổng quan về Digital Marketing từ A-Z Mục lục bài viết Digital Marketing là gì?Sự phát triển của Digital MarketingCác thành phần chính của Digital MarketingTối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM)Tiếp thị qua mạng xã hội (SMM)Tiếp thị nội dungTiếp thị qua EmailTiếp thị liên kếtTiếp thị di độngLợi ích của Digital MarketingChiến lược và lập kế hoạch Digital MarketingPhân tích thị trường Xác định mục tiêu Xác định đối tượng mục tiêuTạo kế hoạch Digital MarketingPhân bổ ngân sáchĐo lường và phân tích hiệu suấtXu hướng và tương lai của Digital MarketingTrí tuệ nhân tạo (AI) và Học máyTối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nóiTiếp thị videoCá nhân hóa và trải nghiệm khách hàngThực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) Digital Marketing là gì? Theo Philips Kotler – “cha đẻ” của Marketing hiện đại nói: “Digital Marketing là tập hợp các hoạt động mà một công ty hoặc cá nhân thực hiện trên Internet nhằm thu hút các hoạt động kinh doanh mới và phát triển nhận diện thương hiệu.” Điều này liên quan đến việc lựa chọn các kênh trực tuyến kỹ thuật số để đưa những hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp kết nối với người dùng thông qua các thiết bị điện tử Sự phát triển của Digital Marketing Marketing số đã được hình thành từ cuối năm 1990 khi Internet bắt đầu trở nên phổ biến. Kéo theo sự phát triển của các công cụ tìm kiếm, email, và các trang web đã mở ra cơ hội mới cho việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Cuối năm 2019 – năm đại dịch COVID-19 xảy ra, đã tác động vào ngành Digital Marketing khiến nó phát huy một cách mạnh mẽ, từ những biến đổi trong hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng. Theo báo cáo thống kê của VnetWork cho thấy số người Việt Nam sử dụng mạng Internet là 68,17 triệu người chiếm 70% ( tăng thêm khoảng 10%) từ cuối năm 2019 – đầu năm 2020 Hầu hết người dùng sử dụng mạng xã hội để giải trí, giao lưu, chia sẻ cuộc sống, và bán hàng trên những nền tảng mạng xã hội khác nhau. Khiến thị trường kinh doanh online tăng theo đáng kể. Nhận thấy từ những cơ hội đó, các công ty tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào Digital Marketing, không chỉ để tăng cường sự hiện diện trực tuyến mà còn để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Các thành phần chính của Digital Marketing Để có thể tiếp thị một cách hiệu quả các doanh nghiệp cần thực hiện một số bước quan trọng sau: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) Tối ưu hoá trên trang và ngoài trang: Giao diện website bắt mắt thân thiện dễ dùng tích hợp sử dụng trên smartphone, tốc độ tải trang nhanh, và trang web cần đẩy thứ hạng lên top tăng khả năng thu hút. Thiết kế nút CTA nổi bật, hạn chế quảng cáo tuần xuất nhiều lần trên trang web Kỹ thuật SEO: tối ưu URL, xây dựng backlink, tối ưu các thẻ tiêu đề, Heading và mô tả để cải thiện thứ hạng, hình ảnh cần chứa ALT. Kiểm tra website đã đạt yêu cầu bằng những công cụ như Google Analytics, Google Search Console, Ahrefs, SEMrush,.. Dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh khi gặp vấn đề về kỹ thuật SEO Nghiên cứu từ khoá và tạo nội dung: Phân tích đâu là từ khoá chính bằng các công cụ nghiên cứu từ khoá như: Sonal Tool, Keyword Tool,.. Sau khi xác định được từ khoá, tạo nội dung thân thiện với Google bằng cách tự nhiên lồng ghép từ khóa chính vào bài viết. Hãy đảm bảo nội dung chất lượng và bố cục dễ đọc, sử dụng tiêu đề, đoạn văn ngắn, và danh sách để giúp người đọc dễ dàng theo dõi. Thêm hình ảnh minh họa cũng là một cách tuyệt vời để tạo ấn tượng và giữ chân người đọc lâu hơn. Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM) Quảng cáo trả tiền theo mỗi lần nhấp chuột (PPC): Là quảng cáo mà doanh nghiệp cần phải chi trả mỗi khi khách hàng click vào chiến dịch quảng cáo đang hoạt động. Được coi là công cụ quảng cáo mạnh mẽ nhất khi có thể tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu, tăng lượng truy cập của người dùng nhanh chóng. Tạo ra cơ sở để kiểm tra hành vi khách hàng ở website trên các công cụ. Cách thức quảng cáo này thường được sử dụng trên Google Ads, Facebook Ads,.. Tiếp thị qua mạng xã hội (SMM) Quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok và Youtube ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng năng động, tạo điều kiện tương tác và phản hồi trong thời gian ngắn, đồng thời duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ. Nội dung quảng cáo thường sáng tạo và giải trí hơn, nhắm đến thế hệ trẻ Gen Z. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tiết kiệm chi phí quảng cáo nhờ ngân sách hợp lý hơn trên các nền tảng này. Đây không chỉ là một công cụ tiếp thị hiệu quả mà còn là cách để xây dựng thương hiệu bền vững. Bằng cách hiểu và áp dụng những xu hướng hiện tại, doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến dịch quảng cáo, và tạo dựng một cộng đồng để kết nối sâu sắc khách hàng trung thành của thương hiệu. Tiếp thị nội dung Nên sử dụng các loại nội dung gây thu hút và sự tò mò của công chúng bằng cách kết hợp nhiều định dạng và tạo ra nội dung sáng tạo, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả quảng cáo trên mạng xã hội và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Có thể tạo ra những loại nội dung như Viết bài blog: thường sử dụng để viết bài cung cấp thông tin quan trọng, hay chia sẻ kiến thức, mẹo, hoặc câu chuyện liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đồng thời cung cấp giá trị cho người đọc. Quảng cáo hình ảnh: Sử dụng hình ảnh chất lượng cao để thu hút sự chú ý. Thể hiện rõ thông điệp thông qua màu sắc và thiết kế hình ảnh để khán giả khi nhìn vào hình ảnh có thể hình dung được chiến dịch quảng cáo. Nội dung video: Nội dung video thường dễ tiêu thụ và thu hút người xem hơn. Có thể là video giới thiệu sản phẩm, hoặc hướng dẫn sử dụng hay câu chuyện thương hiệu. Ngoài sử dụng bằng nội dung video, doanh nghiệp có thể chia sẻ trực tuyến bằng phương thức livetreaming – đây là hình thức quảng cáo đang được ưa chuộng vì có thể tương tác trực tiếp với khán giả ngay trên sóng Infographic: Cung cấp đầy đủ thông tin phức tạp được tóm tắt ngắn gọn. Đây là cách tuyệt vời để chia sẻ dữ liệu, số liệu thống kê hoặc quy trình mà không bị nhàm chán cho người đọc Nội dung tương tác: Khảo sát bằng thăm dò ý kiến để tích cực khuyến khích khách hàng tham gia và chia sẻ ý kiến của họ. Nội dung Stories: Dễ dàng chia sẻ nội dung ngắn gọn nhanh chóng, và có khả năng đánh giá độ tiếp cận thông qua người xem stories Tiếp thị qua Email Email Marketing là một hình thức tiếp thị đến với tệp khách hàng trung thành và đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời gian dài. Doanh nghiệp có thể chia sẻ những sản phẩm mới, hay thông báo khuyến mãi đến khách hàng của mình thông qua Email, đồng thời tạo nút hành động CTA để kiểm tra hiệu quả của chiến dịch Marketing. Hình thức thường sử dụng sau khi bạn đã có dữ liệu thông tin của khách hàng. Tạo sự thân thiết bằng cách cá nhân hoá và sử dụng văn nói phù hợp cho mỗi phân khúc cho thấy họ là người đặc biệt được bạn quan tâm. Tiếp thị liên kết Sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng KOL/KOC rất lớn do đông đảo khán giả yêu mến. Việc liên kết với người nổi tiếng trong chiến dịch quảng cáo giúp cho doanh nghiệp được nhiều người biết đến hơn bởi khả năng lan truyền mạnh mẽ. Tăng doanh thu bán hàng, và độ uy tín, đồng thời cũng tiếp cận được khách hàng mục tiêu thông qua những người theo dõi của KOL/KOC Ngoài tạo dựng hình ảnh thông qua người nổi tiếng thì với mô hình bán hàng dựa trên ăn phần trăm hoa hồng qua Affiliate, đều mang lại lợi ích cho cả đôi bên có chung mục đích là bán được hàng Tiếp thị di động Sau tiếp thị Email Marketing việc sử dụng tiếp thị nội dung di động cũng được sử dụng phổ biến và tiện lợi khi có thể kết nối với khách hàng nhanh chóng. Những nội dung tiếp thị qua di động thường ngắn gọn để dễ dàng trao đổi và tương tác với khách hàng. Đây cũng là một trong những hình thức quảng cáo tiết kiệm chi phí nhất dành cho những doanh nghiệp nhỏ. Lợi ích của Digital Marketing Tăng cường phạm vi tiếp cận và hiển thị: Quảng cáo trên kỹ thuật số giúp khán giả dễ dàng tiếp cận chiến dịch quảng cáo mỗi khi online trực tuyến Nâng tầm sân chơi trực tuyến: Sự phát triển của công nghệ và sức sáng tạo của người làm Marketing. Cho ra những sản phẩm/dịch vụ thú vị đến với công chúng Cạnh tranh với đối thủ dễ dàng Tăng nhận diện thương hiệu Cho phép doanh nghiệp theo dõi chi tiết hoạt động của thương hiệu mình Dễ dàng tạo uy tín khi xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ Tiết kiệm chi phí hơn so với tiếp thị truyền thống Chiến lược và lập kế hoạch Digital Marketing Phân tích thị trường Phân tích để thu thập thông tin và hiểu rõ về thị trường, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu và khách hàng của mình. Để có thể phân tích được rõ ràng nên tìm hiểu về môi trường vĩ mô, vi mô. Và phân tích mô hình SWOT để xác định doanh nghiệp có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức như nào Xác định mục tiêu Bước tiếp theo cần chỉ ra mục tiêu đạt được trong chiến dịch lần này là gì. Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng các hoạt động tiếp thị của mình để mang lại mục đích chung. Các mục tiêu này không chỉ giúp xác định các chỉ số hiệu suất (KPIs) cần theo dõi, mà còn đảm bảo rằng mọi nỗ lực đều tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa giá trị thương hiệu. Ví dụ: Trong năm 2024 phải đạt doanh thu hơn 15% so với năm trước hay tăng nhận diện thương hiệu lên 80% trong 3 tháng tới. Bằng cách đề ra mục tiêu rõ ràng, giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược tiếp thị toàn diện, đồng thời dễ dàng theo dõi và điều chỉnh để đảm bảo rằng mọi hoạt động đều hướng tới việc đạt được các mục tiêu kinh doanh cuối cùng. Xác định đối tượng mục tiêu Đánh giá dữ liệu Data trên các nền tảng kỹ thuật số mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn tiếp thị để xem hành vi sử dụng internet, nhu cầu của khách hàng mục tiêu là gì? Tham khảo đối thủ cạnh tranh xem khách hàng mục tiêu của họ là ai? Và cách họ phục vụ chăm sóc khách hàng của mình như thế nào? Tạo kế hoạch Digital Marketing Lựa chọn nền tảng nào để tiếp thị quảng cáo sao cho phù hợp. Dựa vào kế hoạch mục tiêu, đưa ra những lựa chọn chiến lược cụ thể về các kênh và công cụ tiếp thị sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch. Các hình thức để đạt được hiệu quả tiếp thị kỹ thuật số SEO (Tối ưu công cụ tìm kiếm) PPC (Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột): tiếp thị quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu. Hình thức tiếp thị này dễ dàng đo lường và đánh giá thái độ của khách hàng có quan tâm hay không Social Media: Tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội có thể tương tác với khách hàng và đánh giá sự hài lòng quá mức độ biểu cảm, lượt chia sẻ bình luận. Influencer: Kết hợp quảng cáo cùng người có tầm ảnh hưởng cũng là một lợi thế cho doanh nghiệp. Khi có thể gián tiếp quảng cáo đến với khách hàng mục tiêu, đồng thời tăng sự uy tín thông qua người nổi tiếng Email Marketing: Một hình thức quảng cáo đến khách hàng khách hàng thân thiết. Sử dụng dữ liệu thông tin của khách hàng đã có sẵn, doanh sẽ thực hiện quảng cáo để giới thiệu sản phẩm mới, thông tin doanh nghiệp hay những chương trình ưu đãi dành riêng cho nhóm khách hàng này Phân bổ ngân sách Đề ra thời hạn thực hiện chiến dịch để phân bổ ngân sách hợp lý cho việc triển khai từng kế hoạch chi tiết sao cho phù hợp với số lượng ngân sách đã đề ra. Đồng thời nên lập thêm kế hoạch dự trù để lỡ có tính huống khác xảy ra thì vẫn có thể tiếp tục triển khai. Đo lường và phân tích hiệu suất Sau khi các chiến dịch đã được triển khai xong, cần phân tích và đo lường hiệu suất tiếp cận khách hàng. Cũng như việc phân bổ tiếp thị trên các kỹ thuật số có mang lại hiệu quả chuyển đổi không. Để nhận biến chiến dịch tiếp thị có thành công hay không, bạn có thể thứ áp dụng công thức này: ROI = (lợi nhuận đầu tư – chi phí đầu tư) / chi phí đầu tư Xu hướng và tương lai của Digital Marketing Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đang trở thành những công cụ mạnh mẽ trong lĩnh vực Digital Marketing, giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và nâng cao trải nghiệm người dùng. Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói Ngoài khả năng tối ưu hóa SEO cho từ khóa chính nhằm tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua mô tả văn bản, giờ đây người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin thông qua hình ảnh, âm thanh hoặc video. Một số ví dụ tiêu biểu bao gồm: Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, và TikTok, cùng với công cụ tìm kiếm Google Lens, cho phép người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ chỉ bằng hình ảnh. Việc tìm kiếm trở nên tiện lợi hơn với tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên Google hay YouTube, cho phép người dùng nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần. Trên iPhone, các tính năng như “Hey Siri” và “Shazam” cho phép người dùng tìm kiếm bài hát mà không cần nhớ tên, mang đến trải nghiệm tìm kiếm vô cùng thuận tiện. Tiếp thị video Tiếp thị video đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược Digital Marketing hiện đại. Với khả năng thu hút và giữ chân người xem hiệu quả hơn so với các hình thức nội dung khác, video mang đến một trải nghiệm sinh động và trực quan hơn. Các nền tảng như YouTube, TikTok và Instagram Reels đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách sáng tạo và hấp dẫn. Video không chỉ giúp truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng mà còn tạo điều kiện để người tiêu dùng kết nối cảm xúc với thương hiệu.. Và xu hướng người dùng thích nghe hơn là đọ. Cá nhân hóa và trải nghiệm khách hàng Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng cách thông qua phân tích nhu cầu, sở thích mua sắm của khách hàng từ đó AI sẽ đề xuất hoặc gợi ý những sản phẩm có thể đáp ứng phù hợp với họ Áp dụng Chatbot để hỗ trợ khách hàng 24/7 khi không có nhân sự. Điều này giảm thiểu tình trạng khách hàng phải chờ đợi, và cảm thấy hài lòng khi được hỗ trợ mọi lúc nhanh chóng. Lợi thế của Chatbot là có thể xử lý các câu hỏi thường gặp, giải quyết vấn đề và thậm chí thực hiện giao dịch đơn giản. Thông qua việc AI phân tích các mức độ cảm xúc trên mạng xã hội để có thể thay đổi tình hình kịp thời hoặc duy trì tiếp tục phát huy nếu doanh nghiệp đang phát triển tốt Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) Hiện nay các doanh nghiệp có xu hưgớn chọn thực thế tăng cường và thực tế ảo cho khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua. Bởi có lẽ doanh nghiệp nhận thấy, khi được trải nghiệm qua hai hình thức này, khách hàng sẽ có được cảm nhận tích cực hơn về sản phẩm, và có khả năng chuyển đổi nhu cầu sử dụng. Thực tế tăng cường (AR): Người xem có thể cảm nhận được độ chân thật của sản phẩm thông màn ảnh AR. Việc sử dụng công nghệ thực tế ảo được các doanh nghiệp áp dụng trong lĩnh vực trang sức, mỹ phẩm, ý tế, công nghệ, không gian, hay thiết kế nội thất. Thực tế ảo (VR): Mang đến trải nghiệm sống động nhờ vào hình ảnh sắc nét và đa chiều khi tích hợp với các thiết bị công nghệ, người dùng như đang được ở thế giới khác hoạt động mọi thứ một cách chân thực nhưng thực tế lại không có gì. Những trải nghiệm này thường được áp dụng trong bộ phận game giải trí. Như vậy Digital Marketing được hiểu là quảng cáo kỹ thuật số thông qua internet trên các nền tảng mạng xã hội hay diễn đàn. Không chỉ dừng lại ở chữ Marketing, nó còn là công cụ giúp quảng cáo tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều lần so với quảng cáo truyền thống. Bài viết trên là tổng quan Digital Marketing từ A-Z, hãy cho chúng tôi biết thêm ý kiến của bạn về chủ đề này nhé! Các bài viết liên quan External link là gì? Cách sử dụng External link để cải thiện thứ hạng Internal Link là gì? Top 4 sự khác biệt giữa Internal Link và External Link Các lưu ý khi chạy quảng cáo Facebook 2024 Đánh giá bài post này Tweet Bài viết trước đó Các lưu ý khi chạy quảng cáo Facebook 2024 Bài viết sau đó Các chỉ số Facebook ads là gì? Thông tin cụ thể về các chỉ số facebook ads 2024 Bài viết liên quan Những Sai Lầm Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay: chiến lược, nội dung, tiếp thị kỹ thuật số 2024 Top 7 khóa học Quảng cáo Facebook Ads “đáng tiền” nhất tại Hà Nội Tìm hiểu về Marketing 5.0 – Tương lai của tiếp thị kỹ thuật số Nên chạy quảng cáo google hay facebook? Hình thức nào hiệu quả hơn? Khóa Học Facebook Ads Thực Chiến công ty Agency lớp 10- 15 học viên