Footer là gì? Tầm quan trọng của Footer đối với website 10:00 sáng 23/09/2023 589 lượt xem Trong quá trình thiết kế website rất nhiều đơn vị muốn tối giản hóa cho trang và lược bỏ đi phần khá quan trọng. Một phần điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thiết kế, khiến khách hàng chỉ tập trung vào phần chính của web. Vậy phần chân trang – footer là gì? Phần này có tầm quan trọng ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau để lựa chọn thiết kế web của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Mục lục bài viết Footer là gì?Vai trò của Footer đối với websiteNhững điều cần lưu ý khi thiết kế Footer cho websiteLựa chọn những nội dung chính cho footerThiết kế tương phảnKết hợp sử dụng với các Social iconPhù hợp với định hướng và phong cách của doanh nghiệp Những mẫu footer website đẹp Footer với giao diện đơn giảnFooter với giao diện màu sắcFooter với giao diện hình ảnh Footer với giao diện nền trắngFooter với giao diện nền đenCâu hỏi thường gặpSự khác biệt giữa Header và Footer là gì?Bạn nên viết gì ở footer? Footer là gì? Footer là phần chân trang được nằm tại vị trí cuối cùng của website, đánh dấu điểm kết thúc của bố cục trang. Footer sẽ thường cung cấp thêm những thông tin quan trọng cho khách hàng như giới thiệu doanh nghiệp, điện thoại liên hệ, icon mạng xã hội… Một số website thiên về kinh doanh dịch vụ sản phẩm sẽ có chính sách bảo hành, đổi trả hoặc bản đồ. Vai trò quan trọng của footer không chỉ nằm trên website mà còn thể hiện những thông tin quan trọng đại diện chính cho doanh nghiệp. Phần chân trang tổng hợp toàn bộ thông tin cần thiết mà khách hàng tìm hiểu về doanh nghiệp. Vị trí của footer nằm dưới cùng nên không thuận tiện đối với những khách hàng không xem hết phần dưới cùng của trang hoặc thoát trang sớm. Nếu tận dụng được ưu điểm của phần chân trang chắc chắn sẽ tạo điều kiện chú ý cho khách hàng quan tâm đến chất lượng, sản phẩm của doanh nghiệp. >> Cùng làm Website của bạn trở nên hấp dẫn hơn với 9 bí quyết giúp bước thiết kế website thêm thu hút và hiệu quả Vai trò của Footer đối với website Trong quá trình thiết kế website, nhiều đơn vị đã bỏ qua phần footer vì nghĩ rằng phần này không quan trọng. Một phần họ nghĩ rằng đây là phần ít được người dùng quan, làm tăng trải nghiệm của khách hàng khi họ tập trung vào những phần bố cục của web. Phần chân trang thực sự không quá quan trọng như các phần nội dung trên trang chủ nhưng phần này cũng nên được đầu tư. Footer thể hiện một phần tóm tắt những thông tin giúp khách hàng hiểu hơn về web của doanh nghiệp. Ngoài ra, đó cũng thể hiện sự tận tâm trong thiết kế để người xem đánh giá tổng thể về web không quá đơn sơ. Những điều cần lưu ý khi thiết kế Footer cho website Một số những điều cần lưu ý trong quá trình lựa chọn thiết kế phần chân trang cho website vô cùng quan trọng: Lựa chọn những nội dung chính cho footer Phần đầu trang và cuối trang là hai vị trí thường dễ tiếp cận khách hàng đặc biệt là những người mới ghé thăm trải nghiệm trang lần đầu. Nhằm giúp khách hàng có thể khái quát toàn bộ thông tin cơ bản về doanh nghiệp thì lựa chọn nội dung cho chân trang cần đầu tư cẩn thận. Hãy chèn vào phần footer về các link về nội dung giúp người dùng có thể truy cập nhanh tại cuối trang. Thiết kế tương phản Một trong những mẹo thiết kế phần chân trang có tính tương phản sẽ thể hiện tổng thể giao diện web mang lại điểm nhấn và thu hút sự quan tâm của người dùng. Ngoài việc lựa chọn màu sắc phù hợp, nên lựa chọn đơn giản hóa các chi tiết, hình ảnh kết hợp với đồ họa mang tính hấp dẫn cao. Bạn có thể tham khảo những đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp để lựa chọn phần cuối trang phù hợp. Kết hợp sử dụng với các Social icon Khách hàng thường có xu hướng sử dụng các kênh mạng xã hội để chia sẻ thông tin cũng như tham gia hoạt động thương mại trên các nền tảng này. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tăng tiếp cận khách hàng và tương tác tại Fanpage Facebook, Youtube… Sử dụng những icon đại diện cho mạng xã hội cũng tăng tỉ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp khi bán hàng đa kênh. Phù hợp với định hướng và phong cách của doanh nghiệp Một trong những điểm cần lưu ý đó là phần cuối trang cần phù hợp với giao diện toàn web với phong cách, định hướng của doanh nghiệp. Không có một website nào lại lựa chọn thiết kế footer thiếu nhất quán, sai định hướng tới khách hàng. Điều này thể hiện website không có sự đầu tư chuyên nghiệp, làm giảm trải nghiệm truy cập cho khách hàng. >> Tham khảo ngay Khóa học Marketing Inhouse thực chiến, đảm bảo “học xong làm được luôn” Những mẫu footer website đẹp Một số những mẫu thiết kế phần cuối trang cho website đẹp mà bạn có thể tham khảo tại các giao diện trang: Footer với giao diện đơn giản Thiết kế phần chân trang không yêu cầu sự cầu kỳ mà tùy thuộc vào ngành nghề hay bạn muốn tối ưu hóa giao diện web được thân thiện dễ nhìn. Bạn có thể lựa chọn thiết kế phần footer trong wordpress với giao diện đơn giản, vừa phải đủ để khách hàng nắm vững được những thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ cung cấp. Thiết kế footer mang tính đơn giản vừa cải thiện được tốc độ tải trang và tăng trải nghiệm người dùng lên đáng kể. Footer với giao diện màu sắc Tùy thuộc vào màu sắc đại diện của thương hiệu doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trên website có thể lựa chọn một số màu sắc để làm nổi bật phần bố cục trang. Bạn có thể lựa chọn tông màu kết hợp với màu chữ để tạo sự thu hút chú ý của khách hàng khi đang lướt web. Điểm cần lưu ý khi thiết kế với giao diện này cần có sự hài hòa về màu sắc đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho web mà không làm rối mắt, khó nhìn. Footer với giao diện hình ảnh Một số website của ngành nghề có đặc thù riêng họ sẽ kết hợp thiết kế footer với hình ảnh để tăng sự nhận diện của người dùng đến với trang. Với cách thiết kế giao diện như vậy sẽ tạo ấn tượng đến với khách hàng, đồng thời giúp họ hình dung dễ hơn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi thiết kế với giao diện hình ảnh, bạn nên chú ý lựa chọn bức ảnh với dung lượng phù hợp, không mờ và vỡ hình. Footer với giao diện nền trắng Đối với những doanh nghiệp có màu đại diện có màu sắc đậm, tối thì lựa chọn thiết kế phần cuối trang màu trắng sẽ tạo tính tương phản. Phong cách thiết kế này tối ưu hóa tiếp cận trực quan, dễ nắm bắt thông tin đến với người dùng. Mặc dù giao diện nền trắng có thể đơn giản, không mang tính cầu kỳ cao nhưng lại đảm bảo tốc độ tải trang nhanh, được sử dụng phổ biến trong quá trình thiết kế web hiện nay. Footer với giao diện nền đen Một trong những phong cách thiết kế footer đẹp đó là lựa chọn màu đen cho phần chân trang. Đây cũng là một trong những thiết kế phổ biến được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn để làm tăng độ sang trọng cho trang. Với giao diện nền đen bạn có thể lựa chọn một vài phông chữ đẹp để làm nổi bật hơn cho footer. >> Cùng tìm hiểu sâu hơn về một phương pháp giúp Website của bạn thêm ấn tượng: Infographic ! Câu hỏi thường gặp Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về footer (cuối trang): Sự khác biệt giữa Header và Footer là gì? Header là khu vực nằm đầu web và Footer chính là phần cuối của trang. Header sẽ tập trung vào các danh mục chính, đặt logo và tên thương hiệu của doanh nghiệp. Ngược lại, Footer sẽ tóm tắt tổng hợp những thông tin cơ bản nhất để điều hướng người dùng hiểu hơn về địa chỉ, thông tin liên hệ và các dịch vụ. Bạn nên viết gì ở footer? Một số những nội dung chính bạn nên thêm vào footer đó là: Thông tin liên hệ, chính sách – dịch vụ, biểu tượng của mạng xã hội. Ngoài ra trong footer có thể có chứa bản đồ, chỉ đường, fanpage và những thông tin cần thiết khác. Footer (phần chân trang) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế website doanh nghiệp. Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn những cách thiết kế phần cuối trang sao cho phù hợp, dễ tiếp cận với người truy cập. Nếu bạn vẫn còn bất kì thắc mắc gì, đừng ngại nhắn tin cho chúng tôi – Minh Dương Media hoặc liên hệ theo số hotline: 0948 206 246 để chúng tôi có cơ hội giúp bạn có những kiến thức bổ ích, hiệu quả nhất nhé! Đánh giá bài post này Tweet Bài viết trước đó Campaign là gì? Bí quyết tạo một campaign thành công Bài viết sau đó Google Business là gì? Những lợi ích Google Business mang lại cho SEO Bài viết liên quan Dịch vụ chăm sóc website cam kết lên TOP, giá rẻ, chuyên nghiệp Cách hợp nhất trang Facebook đơn giản ai cũng làm được Hướng dẫn cách xóa Fanpage trên Facebook nhanh chóng, đơn giản Quảng cáo xoay vòng là gì? Cách sử dụng hiệu quả Subheading là gì? Vai trò quan trọng của Subheading với Website Nguyên liệu Ads là gì? 7 loại tài nguyên chạy quảng cáo phổ biến