15+ Yếu tố ảnh hưởng điểm Google PageSpeed Insights và cách tối ưu hiệu suất Website

Một trong những vấn đề khiến khách hàng thường xuyên ít quay lại website một phần do tốc độ của web quá chậm, thời gian hiển thị quá lâu. Vậy làm thế nào để tối ưu hiệu suất website hiệu quả? Để giải đáp những thắc mắc vấn đề làm web hiển thị chậm, mời bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây về

Mục lục bài viết

Google Pagespeed Insights là gì? 

Google PageSpeed Insights là công cụ được cung cấp miễn phí của Google với chức năng giúp tối ưu hóa hiệu suất của Website. Công cụ này tập trung vào khả năng tốc độ tải trang và tạo tính thân thiện cho người dùng. Những thành phần này phải tuân thủ hiệu suất của web trên Google và thực hiện quy trình tự động hóa điều chỉnh. 

Google Pagespeed Insights là gì? 

Google Pagespeed Insights đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nào? 

Một số tiêu chí của Google Pagespeed Insights giúp cải thiện web của bạn tốt hơn và được người dùng tin tưởng hơn như:

+ Hạn chế dùng redirect ở trang đích. 

+ Kích hoạt chức năng nén dữ liệu đến trình duyệt.

+ Cải thiện tốc độ phản hồi server và bộ nhớ cache.

+ Thực hiện nén tài nguyên CSS và Javascript trên web 

+ Nén dung lượng hình ảnh trước khi tải lên web

+ Tối ưu chèn file CSS vào web và thiết lập nội dung ưu tiên.

+ Bỏ chặn Javascript, CSS khi tải trang và tận dụng thuộc tính không đồng bộ.

Khi bạn thực hiện nhưng tiêu chuẩn này sẽ giúp Google tăng nhận diện đánh giá độ thân thiện của web và giúp quá trình SEO trở nên dễ dàng hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên web đối thủ. 

Điểm Google PageSpeed Insights có ý nghĩa như nào với Website của bạn?

Nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy PageSpeed có check khoảng 70% web thì mất đến 7s để tải trên các thiết bị di động (smartphone). Đối với một người dùng điện thoại thông minh, thời lượng 7s khá là lâu. Nên nếu trang không cập nhất dưới 7s sẽ gây mất kiên nhẫn và khiến người dùng không còn muốn truy cập web nữa. Vậy nên, nếu bạn cải thiện tốc độ cho web trên di động thông minh sẽ giữ chân khách hàng dễ hơn.

>> Mời bạn tham khảo Dịch vụKhóa học SEO tại Minh Dương Media được thực hiện bởi những chuyên gia hàng đầu ngành Marketing

Tại sao tốc độ tải trang của website lại quan trọng?

Tốc độ tải trang web rất quan trọng khi mà web của bạn thực hiện các chiến dịch tiếp cận người dùng nhiều hơn để truy cập trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu web của bạn có tốc độ quá chậm cũng sẽ không được xếp hạng tốt trên công cụ tìm kiếm của Google. 

Thực hiện các kỹ thuật SEO sẽ giúp cải thiện trang tăng thứ hạng tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập tự nhiên từ người dùng. Đối với một website doanh nghiệp thì phải đáp ứng những tiêu chí sau:

+ Giữ chân người truy cập web trong thời gian lâu và đủ để họ tin tưởng vào thông tin được cung cấp trên web. 

+ Khi tốc độ web của bạn được đẩy mạnh, người dùng sẽ có xu hướng truy cập nhiều lần và tăng tiếp cận khi họ có nhu cầu mua hàng, sử dụng dịch vụ.

+ Khi website được cải thiện tốc độ trang khiến người dùng có sự thiện cảm cao và tăng sự uy tín về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. 

tại sao tốc độ web lại quan trọng

15 Yếu tố ảnh hưởng điểm Google PageSpeed Insights

Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng điểm trong mắt của công cụ Google PageSpeed Insights như:

Thời gian load của máy chủ 

Thời gian load của máy chủ cũng hết sức quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến điểm của Google PageSpeed mà còn ảnh hưởng đến SEO cũng như trải nghiệm của người dùng. Để kiểm tra thời gian xử lý mã HTML của Server có thể thực hiện như sau: 

Mở Google Chrome, truy cập web > Dùng “Ctrl + Shift + I” > Mở Developer Tools > Tải lại trang > Ấn tab Network > Xem cột Timeline để xem chi tiết. 

Nếu bạn thấy dòng Waiting (TTFB – Time To First Byte) chính là thời gian server xử lý tạo mã HTML gửi đến trình duyệt. Google đặt ra Server Response dưới mức 200 ms (mili giây) nên nếu web của bạn vượt mức này cần phải tối ưu với chỉ số thấp hơn

Số lần chuyển hướng URL

Một trong những yếu tố đến điểm của Google PageSpeed Insights đó chính là số lần chuyển hướng URL. Mỗi khi chuyển hướng sẽ là luôn mất một khoảng thời gian để trình duyệt tải được những thông tin, nội dung mong muốn. Trừ khi bắt buộc thì nên hạn chế số lần chuyển hướng đến URL mới. 

Kích cỡ của mã HTML gửi đến Browser

Kích cỡ của mã HTML khi gửi đến Browser cũng không được vượt quá 14Kb (Kilobytes) do thuật toán TCP Slow Start. Vậy nên, việc tối ưu kích cỡ của mã HTML sẽ giúp cải thiện tốc độ của web dễ tiếp cận với người dùng nhanh hơn. 

Nén nội dung trước khi gửi đến Browser

Việc sử dụng cách nén Gzip sẽ hỗ trợ giảm kích cỡ nội dung qua thuật toán nén mang lại  lợi ích sau: 

+ Giảm truyền tải Browser và Server đẩy nhanh tốc độ web

+ Tiết kiệm băng thông hệ thống Internet, server và cho người dùng. 

Gzip có thể nén các nội dung text như mã HTML, Javascript, CSS, JSON, XML,… và giảm 90% kích cỡ. Đối với những nội dung như hình ảnh, video, audio thì không nên chọn dùng Gzip mà nên dùng phương pháp nén khác.  

nén tệp

>> Bạn đã hiểu về Nghề SEO cùng các cơ hội thăng tiến và mức lương trong ngành?

Không tận dụng bộ nhớ đệm 

Nếu bạn không tận dụng bộ nhớ đệm thì các tệp, file hay những tài nguyên sẽ là một điều lãng phí. Các Browser sẽ hỗ trợ bộ nhớ đệm để lưu trữ nội dung và tạo truy vấn trên kết quả hiển thị. Tốc độ của trang web sẽ rất chậm nếu không tận dụng bộ nhớ để lưu những tài nguyên cần thiết phục vụ cho web trở nên hữu ích. 

Minify Resources 

Minify Resources (giảm thiểu tài nguyên) là kỹ thuật giảm các dữ liệu dư thừa có trong mã HTML, CSS và Javascript làm thu gọn tối đa kích thước của các nội dung thừa như: 

+ Các mã bình luận

+ Mã HTML: <!-…->

+ Mã CSS: /*…*/

+ Mã Javascript: /*…*/ & //…

+ Các khoảng trắng

Hình ảnh có dung lượng, kích thước lớn

Những hình ảnh được đăng trên web sẽ chiếm một phần trong tổng dung lượng chính của một trang. Nếu hình ảnh với dung lượng hoặc kích thước lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ load của web. Vậy nên, bạn nên chọn những bức ảnh có dung lượng và kích thước phù hợp để cải thiện tốc độ web. 

size, dung lượng ảnh phù hợp

Giảm kích cỡ các nội dung trang đầu tiên

Theo khuyến nghị của Google thì những nội dung của trang đầu tiên (ATF – Above The Fold) cần được giảm kích cỡ dưới 14Kb sẽ tạo thuận tiện trong việc hiển thị nhanh. Nội dung được thể hiện trên trang đầu tiên được dùng để di chuyển từ trên xuống dưới và tạo kích thước màn hình khác nhau trên máy tính hoặc smartphone. Vậy nên nếu kích cỡ nội dung trang đầu tiên quá nặng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ của web. 

Các mã Javascript gây ra chậm 

Trong quá trình để một web hiện ra trước người dùng, trình duyệt bắt gặp các mã Javascript buộc phải dừng quá trình render để tải đoạn mã này xong rồi mới đến render phần tiếp theo của HTML. Nguyên nhân chính làm cho web trở nên chậm đó là đặt mã Javascript ở đầu HTML

Các plugin trong website 

Một số plugin chính trong web sẽ xử lý những nội dung đặc biệt như Flash, Java, Silverlight nhưng lại rất khó để dùng với thiết bị di động thông minh. Nếu web sử dụng những plugins này sẽ dẫn đến sự cố về treo, vỡ hay bị chặn trên trình duyệt. Một phần web sẽ giảm điểm Google PageSpeed nếu sử dụng những plugins này. Vậy nên, để có thể giúp người dùng truy cập web ở thiết bị thông minh mà không bị chậm hãy chọn plugin được khuyến nghị

Lựa chọn dùng plugin phù hợp không gây nặng web

>> Xem thêm: Danh sách 27+ Phần mềm SEO miễn phí tốt nhất năm 2023

Thiếu cấu hình Viewport

Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến Google PageSpeed Insight đó chính là thiếu đi cấu hình Viewport để tích hợp khả năng hiển thị web trên smartphone. Nếu bạn bỏ qua sử dụng cấu hình này, thiết bị sẽ hiển thị trang như trên máy tính. Ngoài ra, trang web của bạn sẽ rất khó xem, khiến trải nghiệm của người dùng cũng giảm theo. 

Cấu hình Viewport không phù hợp với nội dung

Nếu bạn đã sử dụng cấu hình Viewport cho web nhưng chiều rộng của phần nội dung lại không phù hợp sẽ khiến người dùng phải kéo ngang 2 bên để xem toàn bộ nội dung. Thông thường, người dùng chỉ cuộn web theo chiều dọc nên ít khi cuộn theo chiều ngang. Điều này mang đến trải nghiệm không tốt cho khách hàng và khiến họ không muốn truy cập web lần sau. Lựa chọn cấu hình Viewport tích hợp chức năng thuận tiện cho người dùng cả trên máy bàn và smartphone là cách để giảm thiểu ảnh hưởng điểm của Pagespeed. 

Kích cỡ của các nút tương tác không phù hợp

Lựa chọn thiết kế kích cỡ các nút tương tác không có sự phù hợp sẽ dẫn đến trải nghiệm của người dùng tương tác giảm đi. Đặc biệt hơn, khi sử dụng màn hình cảm ứng di động những nút tương tác không xuất hiện một cách hiệu quả sẽ bị khách hàng bỏ quên, khiến thời gian ở lại trang không kéo dài lâu. Hoặc nếu thiết kế kích cỡ quá nhỏ và quá gần sẽ làm người dùng khó bấm hoặc bấm nhầm nên sẽ mất điểm trong pagespeed của Google. 

Cỡ chữ không phù hợp 

Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến PageSpeed đó chính là font chữ không phù hợp. Trên website bạn cần phải lựa chọn một cỡ chữ được tùy chỉnh thích hợp dành cho người truy cập trên máy tính hoặc điện thoại. Nếu kích cỡ chữ quá nhỏ cũng sẽ rất khó đọc đặc biệt là hiển thị trên smartphone. 

lựa chọn cỡ chữ phù hợp

Quá nhiều tệp không cần thiết

Nếu trên web lưu trữ quá nhiều tệp không cần thiết hay những chương trình không phụ trợ không còn dùng được nữa sẽ làm nặng trang, tốc độ cũng ảnh hưởng theo. Nên loại bỏ bớt những tệp không cần thiết hay không dùng đến để làm nhẹ web, cải thiện khả năng hiển thị tốt hơn. 

Tối ưu Pagespeed Insights như thế nào để đạt điểm cao nhất?

Nếu bạn đã nắm rõ những yếu tố gây ảnh hưởng đến PageSpeed Insights có thể tham khảo những cách sau để tối ưu hiệu quả:

Cách 1. Tối ưu hình ảnh và định dạng  

Nên sử dụng các mẹo làm giảm kích thước và định dạng tệp hay dung lượng nhỏ xuống để làm giảm thời gian tải trang. Nếu bạn để kích thước quá lớn hay tệp ảnh có dung lượng lớn, gây nặng web sẽ làm ảnh hưởng đến PSI của Google. Vậy nên hãy lựa chọn một số kích thước size ngang 800 với size không cố định và lựa chọn định dạng JPG.

>> Xem thêm: Tổng hợp 18 kỹ thuật Seo hình ảnh từ dễ đến khó bạn phải biết

Cách 2. Nén các tài nguyên CSS, Javascript 

Bạn có thể loại bỏ khoảng trắng với những ký tự không cần thiết và nén các tài nguyên, tệp CSS và Javascript để giảm dung lượng và tăng tốc độ tải trang. Bạn có thể tận dụng các cách như dùng Gzip Compression. Nếu là tài nguyên dạng video bạn có thể lựa chọn sử dụng link ngoài và chèn video giúp người dùng truy cập xem trên Youtube hoặc vimeo. 

Cách 3. Tận dụng Browser Caching

Cài đặt thời gian sống (TTL) cho các tài nguyên như hình ảnh, CSS và JavaScript để giảm số lần tải lại khi người dùng quay lại trang web của bạn. Dễ hiểu hơn đó là bạn cần phải hạn chế số lần refresh trang hiển thị tài nguyên quá lâu, thực hiện tối ưu dung lượng tài nguyên. Nếu tận dụng bộ nhớ đệm trên duyệt trình một cách hiệu quả sẽ làm cải thiện tốc độ lướt web. 

sử dụng bworser caching

Cách 4. Sử dụng Content Delivery Network (CDN)

Sử dụng CDN để phân phối tài nguyên trang web trên nhiều máy chủ, giúp giảm tải và tăng tốc độ truy cập. CND có thể phân tán, lưu trữ file hiệu quả, tiết kiệm băng thông của Server gốc và truyền tải nội dung ở nhiều địa điểm khác nhau. Cách này cũng sẽ làm tăng khả năng xử lý khi lượng traffic tăng đột biến vào những ngày đặc biệt mà không làm ảnh hưởng đến số lượng người vào web quá đông. 

Cách 5. Loại bỏ các tệp không cần thiết

Xác định và loại bỏ các tệp không cần thiết hoặc không sử dụng để giảm tải trang. Nếu trong thư viện web có rất nhiều tệp không cần thiết hay ít sử dụng tới nên loại bỏ những tệp hình ảnh, hay những bài viết cũ không được dùng để index và duyệt đăng web. Bạn có thể xem xét loại bỏ các comment spam thay vì ẩn đi

Cách 6. Tối ưu hóa CSS và JavaScript render-blocking

Di chuyển các tệp CSS và JavaScript không cần thiết vào phần dưới của trang hoặc sử dụng thuộc tính async và defer để tối ưu hóa tải trang. Tối ưu hóa khả năng Render Blocking để ít tạo ra các mã HTML phức tạp. Vậy nên bạn cần tối ưu đặt mã JavaScript phù hợp để tăng tốc độ tải trang giúp PSI đạt chỉ số tốt. 

Cách 7. Tối ưu hóa về font

Một trong những cách cải thiện PSI đó là tối ưu hóa font để người đọc tham khảo có thể nhìn thấy rõ chữ. Hạn chế lựa chọn font có chữ quá khó nhìn hoặc chữ nhỏ khiến người dùng không thể nắm bắt được những thông tin được cung cấp trên web. Lựa chọn font phù hợp có thể dễ hiển thị trên thiết bị di động. Một số font khuyến khích nên dùng đó là Arial, Time New Roman hoặc Verdana

Cách 8. Loại bỏ các quy trình không cần thiết

Loại bỏ những quy trình không cần thiết hoặc không ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng. Ngoài việc loại bỏ những tệp file dư thừa thì việc loại bỏ những quy trình có tích hợp link ấn phức tạp, hay di chuyển sang tab khác quá lâu. Bạn có thể lựa chọn thiết kế các nút bấm phù hợp và lựa chọn điều hướng chính xác đến trang đích, thông tin đăng ký, biểu mẫu của khách hàng.

Cách 9. Tận dụng bộ nhớ đệm cache

Sử dụng tệp cache để lưu trữ tài nguyên tĩnh trên trình duyệt của người dùng, giúp giảm thời gian tải trang cho các lần truy cập sau. Bộ nhớ đệm có thể giúp lưu trữ các file, tệp tải lên một lần duy nhất và thực hiện tối ưu. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng một số plugin có chức năng hỗ trợ tạo bộ nhớ đệm như WP Super Cache hay W3 Total Cache.

Sử dụng cache

>> Xem thêm: Seo Onpage là gì? Phương pháp tối ưu SEO Onpage hiệu quả nhất

Cách 10. Dùng các công cụ tối ưu hóa SEO

Để cải thiện PSI thì bạn có thể tận dụng các công cụ SEO hỗ trợ xem xét toàn bộ thông tin về web và tối ưu các đường link, bài viết và những liên kết nội bộ. Một số công cụ SEO sẽ phân tích rõ các thông tin của web như Backlink, check traffic, từ khóa và cải thiện thứ hạng của trang web khi được hiển thị trên Google. 

Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến Google PageSpeed Insight và cách tối ưu hiệu quả cho web. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thể cải thiện chỉ số PSI và nâng cao thứ hạng web của mình trên công cụ tìm kiếm. 

Nếu bạn vẫn còn bất kì thắc mắc gì, đừng ngại nhắn tin cho chúng tôi – Minh Dương Media hoặc liên hệ theo số hotline: 0948 206 246 để chúng tôi có cơ hội giúp bạn có những kiến thức bổ ích, hiệu quả nhất nhé! Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài post này