Tìm hiểu sự khác nhau giữa quảng cáo và PR chi tiết từ A-Z

Quảng cáo và PR là hai chiến lược quan trọng và thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai chiến lược này có khác mục tiêu, và phương pháp hoàn toàn khác nhau. Quảng cáo là một công cụ trả tiền, cho phép bạn điều khiển nội dung, tiếp cận với hàng triệu người khác nhau. Còn PR tập trung vào mối quan hệ và xây dựng sự tin cậy đến từ thương hiệu.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hay ý tưởng đến công chúng. Quảng cáo thường được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, đài phát thanh, Internet, mạng xã hội…

quảng cáo là gì

Quảng cáo thường được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

  • Theo phương thức truyền tải: Quảng cáo truyền hình, Quảng cáo báo chí, Quảng cáo đài phát thanh, Quảng cáo trực tuyến…
  • Theo mục đích quảng cáo: Quảng cáo thương mại, Quảng cáo phi thương mại…
  • Theo đối tượng mục tiêu: Quảng cáo đại chúng, Quảng cáo nhắm mục tiêu…

>>> Tìm hiểu thêm: Khóa học quảng cáo Facebook ADS tại Minh Dương Media ưu đãi 30%

PR là gì? 

PR là viết tắt của “Public Relations” còn được gọi là quan hệ công chúng. Trong Marketing, PR được xem là quá trình giao tiếp nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ có lợi cho tổ chức. Có thể nói PR là hoạt động quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu. PR là gì

Một số hình thức PR phổ biến có thể kể đến:

  • Thông cáo báo chí
  • Tổ chức sự kiện
  • Tham gia các chương trình truyền thông
  • Tạo dựng nội dung trên các kênh truyền thông xã hội

Một số điểm khác nhau giữa quảng cáo và PR 

Quảng cáo và PR đều là những hoạt động truyền thông hướng đến xây dựng nhận thức và hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí khách hàng. Một số điểm khác nhau giữa quảng cáo và PR có thể kể đến như:

Phương tiện truyền thông 

Phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp khách hàng mục tiêu. Quảng cáo và PR sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được các mục tiêu truyền thông riêng biệt.

Phương tiện truyền thông của quảng cáo 

  • Quảng cáo truyền hình: TVC, Phim quảng cáo mang đến thông điệp trực quan và thu hút sự chú ý cao.
  • Quảng cáo báo chí: Banner, Bài quảng cáo tiếp cận mục tiêu qua các kênh truyền thống uy tín.
  • Quảng cáo ngoài trời: Billboard, Pano, xe buýt tạo ấn tượng mạnh mẽ và tiếp cận đối tượng rộng rãi.
  • Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo bằng Banner, videos, Search Ads, Social Media… mang đến khả năng nhắm mục tiêu chính xác và hiệu quả đo lường cao
  • Marketing nội dung: Blog, Infographic, ebook cung cấp các thông tin hữu ích, thu hút khách hàng tiền năng và xây dựng uy tín chuyên môn.

Phương tiện truyền thông của PR

  • Báo chí: Qua các thông cáo báo chí, các bài viết trên các trang báo, tạp chí giúp tiếp cận đối tượng rộng rãi và xây dựng uy tín cho thương hiệu.
  • Phát thanh: Phỏng vấn, thông cáo báo chí qua radio mang đến sự kết nối trực tiếp và thu hút cảm xúc của người nghe.
  • Mạng xã hội: Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter giúp kết nối với khách hàng tiềm năng, tăng cường tương tác và xây dựng cộng đồng
  • Người có tầm ảnh hưởng: Hợp tác với người có sức ảnh hưởng để quảng bá thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu cụ thể và tạo được những hiệu ứng lan truyền.

>>> Tìm hiểu thêm: Khóa học AI Marketing thực chiến từ cơ bản đến nâng cao 

Mục tiêu và cách thực hiện

Mục tiêu và cách thực hiện của quảng cáo và PR có sự khác biệt rõ rệt:

Mục tiêu của quảng cáo

  • Tạo ra sự nhận biết về thương hiệu: Quảng cáo giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ thông quan việc truyền tải thông điệp lặp đi lặp lại trên nhiều kênh truyền thông.
  • Thu hút sự chú ý và thúc đẩy hoạt động mua hàng: Mục tiêu chính của quảng cáo là thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu và khuyến khích họ thực hiện hành động mua hàng.
  • Kiểm soát thông điệp chính xác: Quảng cáo cho phép doanh nghiệp kiểm soát thông điệp một cách chặt chẽ, đảm bảo truyền tải thông điệp mong muốn đến khách hàng.

Mục tiêu của quảng cáo và PR

Mục tiêu của PR

  • Xây dựng hình ảnh và quan hệ tốt đẹp: PR tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh đồng nhất, tích cực về tổ chức, thương hiệu cá nhân trong mắt công chúng.
  • Quản lý mối quan hệ với báo chí và cộng đồng: PR đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với báo chí, các nhóm cộng đồng và các bên liên quan khác.
  • Tạo ảnh hưởng tích cực đối với công chúng: PR cung cấp thông tin, thông điệp một cách trung thực, khách quan nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động mua hàng.

Độ tin cậy

Quảng cáo thường hướng đến việc tạo dựng uy tín một cách trực tiếp hơn. Các chiến dịch quảng cáo được đầu tư kỹ lưỡng, sử dung thông điệp quảng cáo rõ ràng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Chính vì vậy, quảng cáo có thể thúc đẩy hành động mua hàng ngay lập tức mang lại hiệu quả kinh doanh nhanh chóng.

PR tạp trung vào việc xây dựng dòng tin một cách gián tiếp. Thông qua việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với các bên liên quan, bao gồm công chúng và báo chí. PR hướng đến việc truyền tải thông điệp một cách dễ dàng, khách quan. Chính vì vậy PR được xem là đáng tin cậy hơn, tạo ra ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài, giúp ghi dấu thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng một cách bền vững.

Thời hạn của PR và quảng cáo 

Quảng cáo thường hướng đến mục tiêu ngắn hạn và cụ thể hơn như thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Các chiến dịch quảng cáo thường có thời hạn rõ ràng từ vài tuần đến vài tháng.

PR thường tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu lâu dài và bền vững. Do đó, thời hạn cho một chiến dịch PR có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Các hoạt động như xây dựng mối quan hệ, quản lý khủng hoảng và nâng cao nhận thức thương hiệu cần thời gian để phát triển và mang lại kết quả rõ ràng.

Chi phí

Mức chi phí cho mỗi phương thức sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ phủ sóng, mục tiêu chiến dịch, kênh truyền thông sử dụng…

phân biệt quảng cáo và PR

Chi phí cho quảng cáo 

  • Chi phí mua truyền thông: Bao gồm chi phí trực tiếp cho việc mua không gian quảng cáo trên các kênh truyền thông như truyền hình, đài phát thanh, tạo chí, báo chí, website, banner quảng cáo, truyền thông xã hội…
  • Chi phí sản xuất quảng cáo: Bao gồm chi phí thiết kế, sản xuất nội dung quảng cáo như hình ảnh, video, bài viết…
  • Chi phí dịch vụ đối tác: Bao gồm chi phí cho các dịch vụ tư vấn chiến lược quảng cáo, dịch vụ truyền thông xã hội, SEO…

Chi phí cho PR 

  • Chi phí về nguồn nhân lực: Bao gồm chi phí cho đội ngũ nhân viên PR, bao gồm các chuyên gia nghiên cứu, viết thông điệp, tạo nội dung và quản lý mối quan hệ với báo chí, cộng đồng và các nhóm liên quan khác.
  • Chi phí sản xuất nội dung: Bao gồm chi phí thiết kế, sản xuất các tài liệu quảng cáo như thông cáo báo chí, bài viết, hình ảnh, video, infographics, tài liệu giới thiệu công ty.
  • Chi phí sự kiện: Bao gồm chi phí tổ chức các sự kiện như buổi họp báo, triển lãm, hội nghị, buổi tiệc ra mắt sản phẩm.
  • Chi phí dịch vụ công cộng: Bao gồm chi phí cho các dịch cụ như nghiên cứu thị trường, quản lý và tối ưu hóa chiến dịch PR, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Chiều tương tác của quảng cáo và PR

Quảng cáo tập trung vào mối tương tác chuyển động, truyền tải thông điệp được thiết kế cẩn thận với mục tiêu thúc đẩy hành động mua hàng. Các chiến dịch quảng cáo thường được sử dụng các kênh truyền thông đa dạng để tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.

PR hướng đến việc xây dựng mối tương tác nhân bản, truyền tải thông điệp qua các phương tiện truyền thông và sự kiện. Các hoạt động PR tạo cơ hội cho sự tương tác trực tiếp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Tóm lại, quảng cáo và PR đều là những hoạt động sử dụng các kênh truyền thông để cung cấp thông tin và ảnh hưởng đến công chúng. Dù quảng cáo là công cụ tiếp thị tốn kém hơn nhưng nó có thể tiếp cận với số lượng lớn người cùng một lúc. Còn PR tuy chi phí nhỏ nhưng có độ tin cậy cao hơn từ sự xác nhận của bên thứ ba. Để doanh nghiệp có thể phát triển và mang lại hiệu quả lâu dài, doanh nghiệp cần có chiến lược và kế hoạch để thực hiện tốt các hoạt động này.

>>> Tìm hiểu thêm: Khóa học Digital Marketing thực chiến từ A-Z đào tạo 1-1

Đánh giá bài post này