Dynamic Search Ads – Bùng nổ doanh số với xu hướng quảng cáo mới 4:42 chiều 02/11/2023 391 lượt xem Dynamic Search Ads (DSA) là một công cụ quảng cáo thông minh của Google, giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Thay vì chọn từ khóa cụ thể, DSA sử dụng nội dung trên trang web của bạn để tìm kiếm và hiển thị quảng cáo phù hợp với tìm kiếm của người dùng. Bạn sẽ tận dụng quảng cáo này như thế nào cho chiến dịch marketing của mình? Nếu bạn vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong việc lựa chọn loại quảng cáo nào đang là xu thế tốt thì hãy tham khảo thông tin sau. Mục lục bài viết Dynamic Search Ads là gì?Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Dynamic Search AdsHướng dẫn cách tạo Dynamic Search AdsNhững lưu ý để tối ưu hóa chiến dịch DSATạo một chiến dịch DSA bền vữngPhân bổ hợp lý các từ khóa adgroupDùng từ khóa phủ định Làm nổi bật những ưu đãi của bạnThiết lập giá thầuSử dụng trang đích (Landing Page) chính xácNhững lợi thế và hạn chế của quảng cáo tìm kiếm độngVề ưu điểm Về nhược điểm Dùng quảng cáo tìm kiếm động sao cho hiệu quả?DSA cho remarketingThu hút khách truy cập mới Mở rộng phạm vi của quảng cáo ADSLoại bỏ quảng cáo tìm kiếm động Dynamic Search Ads là gì? Dynamic Search Ads phiên dịch có nghĩa là quảng cáo tìm kiếm động là một hình thức quảng cáo của Google Ads giúp tăng chỉ số ROI (Return on Investment). Loại quảng cáo này sẽ hiển thị kết quả trên công cụ tìm kiếm của Google dựa theo từ khóa. Thay vì phải điều chỉnh từ khóa đích cho quảng cáo thì hệ thống DSA sẽ tự động tạo ra tiêu đề và mô tả quảng cáo theo nội dung trên web của bạn. Ví dụ khi người dùng tìm kiếm trên Google một từ khóa theo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì quảng cáo DSA sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của người đó. Đây là một cách tăng khả năng hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp đến với những từ khóa chưa được đặt mục tiêu. Bởi vậy quảng cáo tìm kiếm động được coi là một công cụ hữu ích giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quản lý chiến dịch quảng cáo. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Dynamic Search Ads Những lý do mà doanh nghiệp nên tận dụng công cụ Dynamic Search Ads của Google sẽ đem lại rất nhiều những lợi ích có thể kể đến như: + Tiết kiệm thời gian, công sức: Không cần phải định nghĩa từ khóa cho chiến dịch thì DSA sẽ thay bạn tự động xây dựng tiêu đề, mô tả dựa theo nội dung website của bạn. Đây là một cách giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong quản lý chiến dịch quảng cáo. + Tăng cơ hội hiển thị quảng cáo: DSA cho phép quảng cáo hiển thị với những từ khóa mà bạn chưa đặt mục tiêu, tăng hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google rất nhanh. + Tạo phát hiện từ khóa mới: Loại quảng cáo này có thể phát hiện các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà bạn chưa sử dụng đến. Đây là cách giúp bạn mở rộng danh sách từ khóa và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu. + Tối ưu chiến dịch quảng cáo: Công cụ này cung cấp các báo cáo hiệu quả quảng cáo của doanh nghiệp và tối ưu hóa chiến dịch làm tăng hiệu quả và tiết kiệm ngân sách. + Phù hợp cho web cập nhật đổi mới: Nếu website doanh nghiệp bạn thường xuyên cập nhật nội dung hay thay đổi sản phẩm dịch vụ thì DSA sẽ tự động tạo tiêu đề, mô tả quảng cáo mới dựa trên nội dung đã được cập nhật. Quảng cáo sẽ tự động cập nhật những cải tiến mới và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. >>> Mời bạn tham khảo Dịch vụ Google Ads cam kết chất lượng, báo cáo chiến dịch rõ ràng, cụ thể Hướng dẫn cách tạo Dynamic Search Ads Bạn có thể áp dụng những bước sau để xây dựng một chiến dịch marketing của mình qua Dynamic Search Ads: + Bước 1: Tạo một chiến dịch mới Đăng nhập tài khoản Google Ads của bạn (nếu chưa có hãy tạo mới) -> Chọn một tài khoản quảng cáo nếu bạn đã có nhiều tài khoản khác -> Ấn vào “Tạo chiến dịch mới” + Bước 2: Lựa chọn loại chiến dịch Dynamic Search Ads phù hợp Đến bước này chọn “Loại chiến dịch” và chọn “Dynamic Search Ads (quảng cáo tìm kiếm động)” . + Bước 3: Cấu hình chiến dịch quảng cáo Dynamic Search Ads Chọn web bạn muốn dùng trong DSA -> Chọn phạm vi trang web (toàn bộ trang hoặc một số trang cụ thể) -> Chọn ngôn ngữ và định dạng hiển thị quảng cáo (Search). >>> Xem thêm: Nghiên cứu Customer Insight – Yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh. + Bước 4: Xây dựng quảng cáo Dynamic Search Ads Bạn hãy nhập lại tiêu đề và mô tả cho quảng cáo -> Chọn nhóm (Ad Group) và hai tùy chọn tiêu đề quảng cáo tự động “Chỉ định nội dung quảng cáo” hay “Sử dụng tiêu đề từ web của bạn” -> Thiết lập ngân sách và định vị quảng cáo + Bước 5: Tùy chỉnh thiết lập Dynamic Search Ads sao cho phù hợp với chiến dịch Những bước tùy chọn thiết lập này bao gồm: Các từ khóa cần được phân loại và từ khóa bị cấm, điều kiện mục tiêu, mức độ đặt giá thầu và thiết lập lịch trình quảng cáo. + Bước 6: Hoàn thành đăng ký chiến dịch Dynamic Search Ads Kiểm tra lại toàn bộ thiết lập của chiến dịch DSA và đăng ký thực hiện chiến dịch quảng cáo. -> Sau khi đăng ký quảng cáo sẽ được kiểm tra -> Hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google -> Bạn có thể gõ từ khóa và xem quảng cáo với tư cách là khách để đảm bảo độ hiệu quả. Những lưu ý để tối ưu hóa chiến dịch DSA Khi thực hiện chiến dịch DSA bạn cần phải lưu ý những điều sau để tối ưu hóa cho quảng cáo của mình như: Tạo một chiến dịch DSA bền vững Thiết lập một danh sách các từ khóa chính về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp DSA hiển thị chính xác đến người dùng. Điều này không những tạo ra một chiến dịch bền vững mà đảm bảo những người có nhu cầu sẽ tìm kiếm sản phẩm dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, danh sách từ khóa cần được bổ sung thường xuyên để cập nhật những từ khóa mới nhất giúp chiến dịch hoạt động lâu dài. Phân bổ hợp lý các từ khóa adgroup Nếu bạn muốn quảng cáo Dynamic Search Ads của doanh nghiệp mình được hiển thị đúng đến những người tìm kiếm cần lựa chọn phân bổ từ khóa adgroup phù hợp. Mỗi sản phẩm và dịch vụ khác nhau cần được phân tách thành những nhóm quảng cáo riêng biệt. Cách thức này thường được sử dụng để tăng hiệu quả và nâng cao tính chất “khách hàng trọng tâm” hay “sản phẩm chính” của doanh nghiệp. Dùng từ khóa phủ định Sử dụng từ khóa phủ định là cách để quảng cáo DSA không cạnh tranh với những từ khóa mà bạn đã đặt thầu sẵn. DSA sẽ chỉ cần tập trung xuất hiện những lúc từ khóa quảng cáo mặc định không hiện trên kết quả tìm kiếm của Google. Tận dụng các nhóm từ khóa này sẽ đảm bảo sản phẩm có tính chuyển đổi cao được ưu tiên hiển thị trước các từ khác giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo hơn. Bạn có thể xem báo cáo những từ khóa được tìm kiếm để loại bỏ đi những từ ít liên quan nhất. Ngoài ra, bạn có thể thêm từ khóa phủ định vào quảng cáo nội dung truyền thống của mình. Với những từ khóa tìm kiếm mà có lượt tìm càng cao thì độ chuyển đổi cũng càng tốt hơn. Đôi khi những từ ngày có thể áp dụng với nội dung theo phong cách truyền thống nhằm tăng hiệu quả và tính cạnh tranh mà không cần dựa vào DSA. Làm nổi bật những ưu đãi của bạn Khi thiết lập mô tả quảng cáo, hãy nhấn mạnh vào những ưu đãi giảm giá thu hút để hệ thống dựa vào mà xây dựng tiêu đề tự động. Người dùng thường dễ bị thu hút nhờ tiêu đề, do đó cần nhấn mạnh vào coupon những lợi ích ưu đãi trong phần mô tả như “miễn phí giao hàng tận nơi, “giao hàng cấp tốc”, “ưu đãi độc quyền”… Với những tiêu đề nổi bật quảng cáo kết hợp với mô tả hấp dẫn sẽ khiến khách hàng quan tâm nhiều hơn về sản phẩm, tăng cơ hội bán hàng. Thiết lập giá thầu Khi chiến dịch được chạy Google sẽ đưa ra mức giá đặt thầu tự động cho DSA, nhưng nếu muốn kiểm soát mức giá thầu thì bạn phải tự thiết lập thủ công. Do đó, hãy vào phần nâng cao “Advanced options” trong phần cài đặt bổ sung “Additional setting” của chiến dịch và quản lý chi phí quảng cáo này. Thiết lập giá thầu tự động hay Google Smart Bidding sẽ cải thiện hiệu năng cốt lõi như giá cho mỗi chuyển đổi hay lợi tức chi tiêu. Điểm cần lưu ý đó chính là nên lựa chọn một mức giá thầu phù hợp và không nên setup quá thấp khiến quảng cáo không đạt hiệu quả hiển thị như mong muốn. Sử dụng trang đích (Landing Page) chính xác Một điểm cần lưu ý về trang đích của quảng cáo cần phải chứa các từ khóa phù hợp và đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng tỷ lệ thoát trang tăng lên đồng thời tăng khả năng chuyển đổi cho quảng cáo được thiết lập. Trang đích nên tóm tắt và sơ lược những thông tin cơ bản cần thiết để mô tả hay tiêu đề có tính nhất quán, tránh việc người dùng cảm thấy thông tin trên trang thiếu độ tin cậy. Những lợi thế và hạn chế của quảng cáo tìm kiếm động Trong quá trình chạy chiến dịch quảng cáo của DSA bạn có thể nắm bắt những yếu tố sau để tận dụng tốt những ưu điểm và cải thiện cho chiến lược marketing của mình. Về ưu điểm Quảng cáo từ khóa tìm kiếm hay hay bị bỏ quên: DSA sẽ giúp các marketer lấp đầy khoảng cách giữa độ phủ từ khóa và sản phẩm quảng cáo. Google thu thập dữ liệu web hay nguồn cung cấp dữ liệu của sản phẩm để chọn từ khóa phù hợp nhất và hiển thị từ khóa ít hiển thị. Độ hiệu quả cao cho web kinh doanh đa sản phẩm: Đối với các web có nhiều sản phẩm thì đây là giải pháp lý tưởng nhất. Bạn có thể thấy những trang thương mại điện tử lớn sẽ chọn tạo quảng cáo tìm kiếm tự động dựa trên danh mục sản phẩm nhiều và, kết hợp remarketing qua DSA để thu hút khách hàng truy cập web lần nữa. Tối ưu hiệu quả quảng cáo: Đây là cách một số trang sẽ tăng lợi tức chi tiêu quảng cáo gần 1000% so với quảng cáo tìm kiếm không có thương hiệu. Tỷ lệ nhấp chuột cũng gia tăng hiệu quả qua các quá trình tối ưu quảng cáo. Hiển thị tốt tới truy vấn từ khóa khó diễn giải: Có rất nhiều từ khóa khi lựa chọn rất thấp và ít hiển thị thì đây là cách mà bạn tận dụng DSA. Vốn dĩ, DSA dựa vào truy vấn tìm kiếm người dùng và thu thập thông tin web để tạo quảng cáo nên khả năng truy vấn cũng trở nên dễ dàng hơn với các từ khóa khó diễn giải. Tạo quảng cáo với chiến dịch nhanh chóng: Tiêu đề và trang đích được tạo ngẫu nhiên dựa trên sản phẩm liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng, chỉ cần thêm mô tả cũng hoàn thành quảng cáo. Thời gian thiết lập chiến dịch trở nhanh hơn vì không cần phải thiết lập danh sách từ khóa. Bạn có thể chạy quảng cáo với nhiều danh mục sản phẩm cùng lúc. Mách mẹo: Công cụ Google Ads giúp tiết kiệm thời gian chính là chèn DKI (từ khóa tự động) được thêm các mã code vào quảng cáo. Như vậy, các từ khóa phù hợp với tìm kiếm của người dùng sẽ được chèn tự động vào quảng cáo một cách hiệu quả. Về nhược điểm Khó kiểm soát hoàn toàn chiến dịch: Khác với chiến dịch quảng cáo truyền thống, bạn sẽ không thể kiểm soát loại truy vấn được tìm kiếm qua từ khóa phân bổ cho từng quảng cáo. Cấu trúc của quảng cáo phải được thiết lập cụ thể, hợp lý với các từ khóa phủ định để lấp “khoảng trống” trong truy vấn tìm kiếm mà quảng cáo khá chưa đáp ứng được. Tiêu đề không khớp với nội dung landing page: Tiêu đề tự động nên đôi khi sẽ khác với nội dung và thông điệp quảng cáo. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn DSA hoặc theo dõi tiêu đề và trang đích trong báo cáo. Nhắm vào tìm kiếm với tần suất truy vấn thấp: Sản phẩm nhận được phần lớn lưu lượng truy cập vào web của bạn. Một số từ khóa truy vấn chiếm phần lớn lưu lượng truy cập làm tăng chi phí trước những từ có tỷ lệ chuyển đổi cao được tìm kiếm do người dùng. Vậy nên, đôi khi từ khóa có truy vấn thấp sẽ gây mất chi phí so với từ khóa chính. Dùng quảng cáo tìm kiếm động sao cho hiệu quả? Để sử dụng quảng cáo tìm kiếm động sao cho hiệu quả bạn nên đặt ra những tiêu chí sau để tận dụng tốt ưu điểm mà DSA có thể mang lại. DSA cho remarketing Nên tận dụng DSA cho remarketing sẽ phù hợp với những người dùng đã biết đến hoặc tương tác với web của bạn (đọc tin tức, đặt hàng,…). Mặc dù cách này này sẽ giới hạn phạm vi tiếp cận nhưng Google sẽ nhắm mục tiêu đến với các khách hàng đã quen và biết về thương hiệu bạn với mong muốn tìm kiếm các sản phẩm có liên quan. Đây cũng là cách tăng tỷ lệ chuyển đổi đem lại hiệu quả hơn. Thu hút khách truy cập mới Bạn có thể sử dụng DSA như quảng cáo thường và chạy remarketing với những khách hàng quan tâm đến trang. Đây cũng được xem là cách giúp doanh nghiệp thu hút các khách hàng mới khi tăng giá thầu cho những khách đã truy cập web đã có tỷ lệ chuyển đổi cao. Tận dụng tốt DSA sẽ tăng cơ hội cho khách hàng mới tham khảo và tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong tương lai. Mở rộng phạm vi của quảng cáo ADS Tương tự như các mẫu quảng cáo tìm kiếm và hiển thị “Search and Display Ads” bạn có thể dùng quảng cáo văn bản mở rộng “expanded text ads” cho chiến dịch DSA qua tiêu đề và mô ta dài hơn. Hãy lưu ý DSA chỉ có thể kiểm soát và chỉnh sửa mô tả của quảng cáo nên dùng mục mở rộng mô tả “expanded description” để cung cấp thông tin mô tả với nội dung hấp dẫn thích hợp. Loại bỏ quảng cáo tìm kiếm động Trong quá trình dùng DSA không đem lại hiệu quả tốt về lưu lượng truy cập vì nó quá thấp, bạn nên xem xét lại các vấn đề và tiến hành tối ưu quảng cáo. Nếu quá trình tối ưu thật sự không đảm bảo hiệu quả hãy vô hiệu hóa DSA và xóa nó. Loại bỏ quảng cáo tìm kiếm động sẽ là điều đáng tiếc nhưng bạn vẫn có thể lựa chọn các phương thức quảng cáo khác như: Facebook Ads, Tiktok Ads… để tăng hiệu quả doanh thu cho doanh nghiệp. Dynamic Search Ads được coi là một xu hướng quảng cáo mới đem lại hiệu quả và tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp, tăng khả năng hiển thị và mở rộng danh sách từ khóa. Nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì, hãy liên hệ với Minh Dương Media qua số máy: 0948 206 246 để được tư vấn kỹ lưỡng. Đánh giá bài post này Tweet Bài viết trước đó 7 cách gia tăng doanh số cho Website hiệu quả, đơn giản Bài viết sau đó In đậm, in nghiêng như thế nào thì tốt cho SEO? Bài viết liên quan External link là gì? Cách sử dụng External link để cải thiện thứ hạng Internal Link là gì? Top 4 sự khác biệt giữa Internal Link và External Link Các lưu ý khi chạy quảng cáo Facebook 2024 Digital Marketing là gì? Tổng quan về Digital Marketing từ A-Z Các chỉ số Facebook ads là gì? Thông tin cụ thể về các chỉ số facebook ads 2024 Các loại quảng cáo Facebook giúp doanh nghiệp phát triển 2024