Featured snippet là gì? Cách tối ưu Featured snippet chuẩn cho Website 1:50 chiều 16/04/2025 26 lượt xem Khi tìm kiếm trên Google, bạn đã từng thấy một đoạn văn bản nổi bật xuất hiện ngay trên kết quả tìm kiếm thông thường. Đó chính là Featured snippet – vị trí vàng giúp website tăng tỉ lệ nhấp (CTR) nhận diện thương hiệu và lượng truy cập một cách tự nhiên mà không cần quảng cáo. Vậy Featured snippet là gì? Làm thế nào để tối ưu Featured snippet chuẩn cho website? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục bài viết Featured snippet là gì?Các loại Featured snippets Dạng văn bảnDạng danh sách liệt kêDạng bảngHướng dẫn cách tối ưu Featured snippet chuẩn cho website Liệt kê các từ khóa có khả năng hiển thị snippetPhân tích và dự đoán snippet của từ khóa Tối ưu bố cục và bài viếtTối ưu nội dung và hình ảnhTối ưu độ đọc của bài viếtSubmit bài viết lên GoogleLưu ý khi tối ưu Featured snippet Cách tạo Rich snippet Featured snippet là gì? Trước khi tìm hiểu về việc tối ưu hóa Featured Snippet thì chúng ta cần hiểu rõ Snippet là gì. Snippet trong SEO là một đoạn trích ngắn gọn, mô tả về nội dung một trang web hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Những đoạn trích này bao gồm tiêu đề, đường link và mô tả ngắn gọn về nội dung bài viết hoặc trang web. Featured Snippet (đoạn trích nổi bật) là một hộp nội dung đặc biệt mà Google hiển thị ngay phía trên kết quả tìm kiếm tự nhiên. Nó giúp trả lời câu hỏi của người dùng một cách nhanh chóng và trực tiếp, thường có dạng văn bản, danh sách hoặc bảng. Các loại Featured snippets Google cung cấp các dạng Featured snippet khác nhau với mỗi cách hiển thị và cấu trúc riêng. Dưới đây là 3 dạng Featured snippet thường gặp. Dạng văn bản Đây là dạng Featured snippet phổ biến nhất, nơi Google trích dẫn một đoạn ngắn nổi bật từ nội dung bài viết của bạn để trả lời câu hỏi của người dùng. Đoạn văn này thường có cấu trúc từ 40-50 từ và trả lời trực tiếp thắc mắc của người dùng. Ví dụ: Bạn tìm kiếm “Snippet là gì?”, Google sẽ trả lại bạn một kết quả từ một đoạn ngắn trong bài viết để giải đáp thắc mắc của bạn. >>> Xem thêm: Top 8 + Xu Hướng Làm Seo Lên Top Bền Vững Trong 2 Năm Tới Dạng danh sách liệt kê Dạng này thường xuất hiện khi câu hỏi của người dùng yêu cầu quy trình, các bước hoặc danh sách. Google sẽ trích dẫn các mục từ một danh sách có sẵn trong bài viết của bạn chẳng bạn như danh sách các lý do hay hướng dẫn từ bước. Ví dụ: Nếu người dùng tìm kiếm “quy trình sản xuất rượu vang”. Google có thể trích dẫn danh sách các bước trong quy trình sản xuất rượu từ bài viết của bạn. Dạng bảng Dạng bảng thường xuất hiện khi người dùng tìm kiếm những thông tin có thể được trình bày dưới hình thức này như so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là một cách hiệu quả để trình bày thông tin chi tiết dễ hiểu và nhanh chóng. Ví dụ: Một bài viết so sánh các dịch vụ ăn uống tại Cầu Giấy có thể được trích dẫn dưới dạng bảng với các thông tin cơ bản như giá cả, chất lượng dịch vụ, không quan,… Hướng dẫn cách tối ưu Featured snippet chuẩn cho website Liệt kê các từ khóa có khả năng hiển thị snippet Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Search Console, Ahrefs hoặc SEMrush để xác định những từ khóa có khả năng dẫn đến Featured Snippet. Trong Google không phải từ khóa nào cũng có thể tối ưu Snippet được, những từ khóa này thường là những câu hỏi trực tiếp như Tại sao, Làm thế nào, Cách làm, Quy trình,… >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học SEO uy tín tại Hà Nội – Đào tạo thực chiến, cầm tay chỉ việc Phân tích và dự đoán snippet của từ khóa Sau khi xác định được các từ khóa tiềm năng, cần phân tích xem loại Featured snippet nào có thể xuất hiện cho từng từ khóa. Thông qua việc tìm kiếm những từ khóa này trên Google, bạn cũng có thể thấy được các kết quả tìm kiếm có dạng nào. Phân tích số lượng chữ featured snippet cho phép xuất hiện ở bên trên, từ đó giúp đưa content lên hiệu quả hơn. Cũng cần phân tích và tạo bố cục cho snippet phù hợp. Tối ưu bố cục và bài viết Sau khi thực hiện các bước trên, bạn cần thực hiện tối ưu bố cục bài viết sao cho dễ hiểu và dễ đọc. Sử dụng cấu trúc cả thẻ Heading trong bài viết để phân tách thành các nhóm nội dung. Tùy vào nội dung và độ sâu của bài viết để phân bổ các thẻ Heading hợp lý. Tối ưu nội dung và hình ảnh Đa số những bài viết được hiển thị trên snippet đều là nội dung chuyên sâu. Nội dung cần được tối ưu hóa không chỉ để đáp ứng câu hỏi mà còn để cung cấp thêm những thông tin có giá trị cho người đọc. Phải đảm bảo rằng câu trả lời trong featured snippet cần phải ngắn gọn và chính xác. Không chỉ vậy, việc sử dụng hình ảnh hoặc đồ họa bổ sung sẽ giúp bạn viết trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc hơn. Có thể sử dụng hình ảnh hỗ trợ để minh họa cho nội dung, điều này cũng giúp tăng khả năng bài viết của bạn sẽ xuất hiện trong snippet. Tối ưu độ đọc của bài viết Cần đảm bảo bài viết của bạn được viết dễ hiểu, không quá phức tạp và có bố cục mạch lạc. Sử dụng các công cụ hỗ trợ để cải thiện tính dễ đọc và giúp dễ tiếp cận với đối tượng mục tiêu đang muốn hướng đến. Submit bài viết lên Google Sau khi tối ưu hóa bài viết, đừng quên submit bài viết lên Google, điều này sẽ giúp cho Google dễ dàng quét và hiểu được nội dung bài viết. Lưu ý khi tối ưu Featured snippet Khi tối ưu Feature snippet bạn cần chú ý những vấn đề sau: Tránh nội dung quá dài dòng hoặc lặp lại. Không nhồi nhét từ khóa quá nhiều, hãy giữ lại nội dung tự nhiên, dễ hiểu cho người đọc. Đảm bảo nội dung chính xác, đáng tin cậy, có thể trích dẫn được. Cập nhật nội dung thường xuyên để làm mới thông tin, cung cấp cho người dùng thông tin mới nhất, phù hợp nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá dịch vụ SEO tổng thể tối ưu chi phí cho doanh nghiệp Cách tạo Rich snippet Rich snippet khác với Featured snippet, nó là dạng kết quả có bổ sung thêm thông tin như sao đánh giá, thời gian, giá bán,… thường thấy trong kết quả tìm kiếm của mình. Để tạo Rich snippet bạn cần sử dụng dữ liệu có cấu trúc (structured data) trên trang web của mình. Hiện nay có 2 cách phổ biến để triển khai: Schema.org markup Schema.org là một thư viện chuẩn được Google, Bing, Yahoo công nhận, cho phép đánh dấu các nội dung khác nhau như sản phẩm, bài viết, đánh giá, công thức nấu ăn, sự kiện,… giúp công cụ hiểu ngữ nghĩa và nội dung và hiển thị dưới dạng Featured snippet. Ví dụ: Nếu bạn muốn Google hiển thị đánh giá sao cho một sản phẩm, bạn cần đánh dấu các thành phần như: Số sao trung bình (aggregateRating). Tổng số đánh giá (reviewCount). Tên sản phẩm (name). Các đoạn mã này được tích hợp vào HTML của trang mà không ảnh hưởng đến giao diện người dùng. JSON-LD (JavaScript Object Notation for Linked Data) JSON-LD là cách triển khai dữ liệu có cấu trúc được Google khuyến nghị sử dụng nhờ tính tiện lợi và dễ quản lý. Khác với việc chèn trực tiếp vào HTML như Schema.org, JSON-LD cho phép bạn nhúng đoạn mã trong thẻ <script>, giúp: Không ảnh hưởng đến bố cục trang. Dễ cập nhật, mở rộng, và bảo trì. Vậy Featured snippet là gì? Đó chính là chiếc chìa khóa để gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên, nâng cao độ uy tín và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn trên Google. Bằng cách tối ưu nội dung theo các bước trong bài viết, bạn hoàn toàn có thể đưa website của mình vươn lên “vị trí 0” mơ ước. Nếu bạn muốn tăng trưởng website bằng SEO nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ Minh Dương Media để được tư vấn miễn phí chiến lược SEO chuẩn nhất cho doanh nghiệp của bạn! Đánh giá bài post này Tweet Bài viết trước đó Hướng dẫn xuất hóa đơn quảng cáo Google Adwords chi tiết năm 2025 Bài viết sau đó 3 lý do khiến không chạy quảng cáo nhưng vẫn bị trừ tiền Bài viết liên quan 3 bước sao chép chiến dịch Google Ads nhanh chóng, chi tiết 15 cách tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp tốt nhất 5 Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí tốt nhất hiện nay 7+ Yếu tố quan trọng chi phí SEO cho doanh nghiệp 15+ Yếu tố ảnh hưởng điểm Google PageSpeed Insights và cách tối ưu hiệu suất Website 15 dịch vụ SEO tại Hà Nội chất lượng uy tín nhất năm 2025