Client là gì? Client và Agency khác nhau như thế nào? 9:24 sáng 14/09/2023 571 lượt xem Rất nhiều bạn trẻ mới đang theo học ngành marketing vẫn chưa nắm bắt được thuật ngữ Client là gì? Client có gì khác với Agency? Những câu hỏi này đều là những điều đang băn khoăn của những bạn trẻ mới vào nghề. Để giải đáp những thắc mắc trên hãy cùng MInh Dương Media chia sẻ những thông tin rõ hơn về Client và Agency nhé! Mục lục bài viết Client là gì?Còn Agency là gì?Phân biệt giữa Agency và Client Tầm quan trọng của Client đối với AgencyNhững điều Client cần từ phía Agency?Những phẩm chất cần có để làm việc tại Client?Những cơ hội việc làm trong ClientClient trong một số lĩnh vực khácClient là gì trong ngành khoa học máy tínhClient là gì trong game Client là gì? Client được hiểu là những công ty, doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ, bán các sản phẩm cung ứng đến người có nhu cầu. Trong marketing Client được hiệu cụ thể là những khách hàng chủ yếu của Agency. Thông thường đối với các Client nhỏ sẽ thường thuê các Agency thực hiện các dự án truyền thông để đảm bảo chiến lược marketing của mình. >> Xem thêm: Tham khảo ngay khóa học Digital Marketing trọn bộ từ A đến Z thực chiến, uy tín nhất Còn Agency là gì? Agency chính là những văn phòng nhỏ, đơn vị thực hiện các dự án theo yêu cầu của Client (khách hàng) với từng loại dịch vụ đa dạng. Ở Việt Nam, Agency thường là nơi các Client tìm đến để thuê, mua các giải pháp marketing (cụ thể hay tổng thể) đảm bảo hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp của mình. Agency thường có rất nhiều khách hàng nên họ sẽ luôn phải làm việc tư vấn đồng hành với các Client trong dự án được thực hiện. Việc nắm rõ về Client sẽ giúp các nhân sự trong Agency có thể nắm bắt các đầu công việc và thực hiện dự án tốt nhất. Những nhân viên tại Agency sẽ thường chỉ phụ trách những công việc theo chuyên môn và thế mạnh của mình chứ không báo quát toàn thể hoạt động marketing như các nhân sự trong Client. Phân biệt giữa Agency và Client Dưới đây là cách để phân biệt giữa Agency và Client: Về phía Agency (bên được thuê): Một nhân sự chỉ đảm nhận đúng việc chuyên môn. Nắm bắt insight khách hàng, thực hiện chiến lược và yêu cầu của Client. Các marketer chỉ cần thực hiện đúng chuyên sâu về thế mạnh của mình. Có tính sáng tạo cao, thấu hiểu khách hàng, linh hoạt trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, nắm bắt nhiều xu hướng của từng ngành nghề… Về phía Client (bên thuê dịch vụ): Một nhân sự đảm nhận nhiều công việc cùng lúc. Thấu hiểu sản phẩm, thấu hiểu thị trường và đưa ra chiến lược để Agency thực hiện. Các marketer bao quát toàn bộ hoạt động trong quá trình thực hiện chiến lược marketing. Có sự tập trung cao độ với toàn bộ công việc, tư duy nhạy bén, khả năng làm việc độc lập cao, chịu được áp lực công việc và có xu hướng yêu thích kinh doanh. >> Xem thêm: Nghề SEO là làm gì? Cơ hội thăng tiến và lương từng vị trí trong SEO Tầm quan trọng của Client đối với Agency Tầm quan trọng của khách hàng (Client) đối với một công ty quảng cáo (Agency) rất lớn và không thể bỏ qua. Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh số bán hàng cho công ty quảng cáo. Các hợp đồng với khách hàng mang lại nguồn thu nhập ổn định và cơ sở tài chính vững mạnh cho công ty. Một mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng có thể dẫn đến các dự án dài hạn, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng cơ sở khách hàng. Khách hàng sẽ cung cấp phản hồi cần thiết về hiệu quả của chiến lược quảng cáo và chất lượng công việc thực hiện. Điều này giúp công ty quảng cáo cải thiện và tối ưu hóa các giải pháp, chiến lược tiếp theo. Việc làm việc với các khách hàng uy tín và nổi tiếng có thể tăng cơ hội để công ty quảng cáo thể hiện tài năng và phát triển danh tiếng trong ngành. Những điều Client cần từ phía Agency? Những yêu cầu mà Client cần từ Agency có thể kể đến như: Mong muốn được thấu hiểu: Để có thể hợp tác lâu dài và gìn giữ mối quan hệ tạo nên niềm tin bền chặt. Agency sẽ luôn phải thấu hiểu mong muốn, nhu cầu từ các Client giúp họ giải quyết các vấn đề khó khăn, thực hiện ý tưởng hay mục tiêu chiến dịch marketing. Nắm bắt rõ vấn đề về sản phẩm, chất lượng dịch vụ của Client giúp họ phát triển hơn. Yêu cầu kết quả rõ ràng: Khi Client đã bỏ chi phí để thuê các bên Agency họ sẽ yêu cầu kết quả chiến dịch được thực hiện dựa trên các báo cáo về số liệu. Các Agency sẽ phải cung cấp các báo cáo, số liệu cũng như chất lượng đạt được thực hiện chiến dịch để đưa ra các giải pháp tối ưu tốt nhất. Sự chuyên nghiệp, nhạy bén: Khi bạn làm việc với tư cách Agency sẽ cần sự linh hoạt nhạy bén để xử lý các tình huống bất ngờ, đảm bảo tiến độ và hoàn thiện kế hoạch trong chiến dịch đang thực hiện. Dự báo ngân sách thực hiện: Để đảm bảo doanh thu hiệu quả mang lại từ chiến dịch, Agency và Client sẽ cần phải có ngân sách dự phòng thực hiện tiến độ dự án. Khi đảm nhận các dự án, Agency phải luôn cân nhắc rằng ngân sách sẽ được dự trù ít sai số nhất, từ đó tối ưu hóa doanh thu nhận được. Cung cấp giải pháp: Các Agency sẽ hiểu rõ và có chuyên môn cao hơn so với một số phận marketing. Do đó, khi có dự án truyền thông lớn các Client sẽ cần sự hỗ trợ từ Agency. Bởi các Client thường muốn tìm ra giải pháp tối ưu, phù hợp với mục tiêu chiến dịch dự án mang lại. >> Xem thêm: Điểm Danh 10 Xu Hướng Marketing Hot Nhất Hiện Nay Những phẩm chất cần có để làm việc tại Client? Những người làm việc tại Client cần có những phẩm chất cần có: Kiến thức chuyên môn tốt: Khi làm việc với vị trí tư cách là Client sẽ luôn đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu, cao và rộng để nắm bắt các tình huống, đảm bảo khả năng giải quyết các công việc hiệu quả. Am hiểu về công ty: Khi bạn am hiểu về công ty sẽ giúp bạn thực hiện và giải quyết các công việc nhanh chóng. Am hiểu về thị trường, sản phẩm: Nắm bắt các xu thế về thị trường, khách hàng tiềm năng và đưa ra các giải pháp cải thiện sản phẩm thúc đẩy doanh thu bán hàng của công ty. Khả năng tư duy cao: Các công việc trong marketing luôn đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo, dễ dàng đưa ra các ý kiến mang lại hiệu quả cho các chiến dịch. Các kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, đàm phán: Đây là những kỹ năng cần thiết của các Client hay marketer cần phải có để mang lại hiệu quả công việc tốt hơn. Những cơ hội việc làm trong Client Những cơ hội làm việc tại Client có rất nhiều vị trí như: – Quản trị thương hiệu: Việc quản trị thương hiệu sẽ nắm bắt sản phẩm và thương hiệu của công ty đến với khách hàng – người tiêu dùng nhiều hơn. – Nghiên cứu thị trường: Tiến hành nghiên cứu thị trường để cung cấp thông tin quan trọng cho việc phát triển chiến lược marketing. – Quản lý mạng xã hội: Định hình và thực hiện chiến lược truyền thông trên mạng xã hội để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. – Chuyên viên tiếp thị số: Chịu trách nhiệm về việc phát triển và triển khai chiến lược tiếp thị trực tuyến, bao gồm quảng cáo trên mạng, email marketing, SEO với nhiều công việc khác. – Chuyên viên phân tích dữ liệu: Phân tích và diễn giải dữ liệu liên quan đến hiệu quả chiến dịch quảng cáo. – Nhân viên chăm sóc khách hàng: Hỗ trợ việc giao tiếp với khách hàng, quản lý lịch trình và hỗ trợ các yêu cầu khác của khách hàng. – Thực tập sinh: Với những bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án sẽ được tham gia làm việc tại công ty với vị trí thực tập sinh ban đầu. Client trong một số lĩnh vực khác Client là một thuật ngữ đa nghĩa, nên nó cũng được sử dụng trong một số lĩnh vực khác như: Client là gì trong ngành khoa học máy tính Client trong khóa học máy tính được hiểu là khách kết hợp với các dữ liệu máy chủ. Mô hình này sẽ giúp các thiết bị điện tử có thể truyền tải tệp, dữ liệu khác nhau được kết nối với internet. Do đó, Client sẽ truyền tải các thông tin, dữ liệu từ server giúp người dùng có thể xử lý các công việc từ xa. Client là gì trong game Client trong game sẽ được hiểu là những giao diện, bố cục hình ảnh, âm thanh hay dữ liệu có trong game. Client sẽ phải đảm nhận dữ liệu điện tử để game có thể chạy, đáp ứng trải nghiệm của người chơi. Vậy nên, Client trong game rất quan trọng để game có thể hoạt động như nhập vai, thu thập vật phẩm, gia tăng điểm… Bài viết này là tổng hợp những thông tin về Client giải đáp thắc mắc mà bạn đang quan tâm. Với những thông tin này hy vọng sẽ giúp bạn có thể đảm nhận tốt vai trò của mình trong các công việc Marketing. Nếu bạn vẫn còn bất kì thắc mắc gì, đừng ngại nhắn tin cho chúng tôi – Minh Dương Media hoặc liên hệ theo số hotline: 0948 206 246 để chúng tôi có cơ hội giúp bạn có những kiến thức bổ ích, hiệu quả nhất nhé! >> Xem thêm: Tham khảo ngay Khóa học Tiktok, Tiktok shop với những bí kíp quay video cực ảo diệu, chốt đơn mỗi ngày Đánh giá bài post này Tweet Bài viết trước đó Danh sách 10 trình duyệt web phổ biến hiện nay cho điện thoại và PC Bài viết sau đó Core Web Vitals là gì? Cách cải thiện chỉ số cốt lõi cho website Bài viết liên quan Dịch vụ chăm sóc website cam kết lên TOP, giá rẻ, chuyên nghiệp Cách hợp nhất trang Facebook đơn giản ai cũng làm được Hướng dẫn cách xóa Fanpage trên Facebook nhanh chóng, đơn giản Quảng cáo xoay vòng là gì? Cách sử dụng hiệu quả Subheading là gì? Vai trò quan trọng của Subheading với Website Nguyên liệu Ads là gì? 7 loại tài nguyên chạy quảng cáo phổ biến